“… Bạn thử nghĩ xem, một năm chúng ta về thăm gia đình được hai lần, vậy mười năm nữa chúng ta sẽ gặp ông bà, bố mẹ được mấy lần. Bạn đổ lỗi cho đường xa, nhưng bạn vẫn với lũ bạn đi mấy trăm cây để đặt chân đến cái biển xanh cát trắng ấy; bạn đổ lỗi cho tiền bạc eo hẹp, thế nhưng bạn vẫn bỏ ra cả triệu để mua cho được cái váy yêu thích hay chi gần nửa tháng lương trả tiền chầu nhậu với bạn bè. Bạn đổ lỗi cho công việc bận rộn, dù công việc có thể sắp xếp…
Hãy về nhà khi còn có thể bạn ạ!”
Đọc các bài viết trong chuyên đề:
– Hãy về nhà khi còn có thể
– Nước mắm – “quốc hồn quốc túy” trong mỗi gia đình Việt
– “Ba muốn nuôi con bằng sữa mẹ”
– Bà lão 80 tuổi nuôi nấng “đàn con” mèo hoang
– Gia đình NSND Lý Huỳnh và những kỷ lục đáng nể
– Gặp người mẹ của 3 đứa con “lạc giới”
– Hiểu nhau từ …vị nước mắm trên mâm cơm nhà
(Từ trái qua) Công Toàn: Áo len, quần Gap- Giày Christian Louboutin; Diễm My: Váy Mollynista – Giày Christian Louboutin; Bé Thanh Mỹ: Váy Zara (linhthanhgroup); Bé Bee Lee: Áo Zara (linhthanhgroup) -Quần Gapkid; Bé Cát Vy: Áo Zara (linhthanhgroup) – Áo khoác Accessorize
Đồng phục gia đình
Lúc này, bạn thường hay bắt gặp những nhóm mặc trang phục giống nhau, và bạn mặc nhiên hiểu rằng, đó là một gia đình. Mốt “đồng phục gia đình” cũng đồng nghĩa với một chút hãnh diện, ấm áp khi ra giữa chốn đông người.
Thật ra, tôi cũng đã tính đến chuyện mua cho cả nhà một bộ đồng phục. Tôi thậm chí đã thao thức không ngủ được chỉ vì cân nhắc nên in chữ gì trên những chiếc áo dành riêng cho những người – thân – cùng – nhà của mình. Có quá nhiều ý nghĩ và phương án đến nỗi, tận tới giờ này, tôi vẫn chưa “chốt hạ” được. Để rồi khi nhìn “đội hình” nhà người ta đâu ra đấy, vẻ rất gắn kết, lại thấy thèm, thấy tiếc. Hình ảnh đó có dạo từng khiến tôi nghĩ vẩn vơ đến người mẹ đi lạc trong cuốn sách của Hàn Quốc mà tôi vô cùng yêu thích “Hãy chăm sóc mẹ”. Kể mà, lúc bị lạc ở ga tàu điện ngầm ấy, bà mặc một chiếc áo đồng phục gia đình, hẳn người thân sẽ dễ dàng tìm được bà hơn chăng, và sẽ đỡ đi biết bao năm tháng dài ám ảnh, rằng, họ đã từng quên “chăm sóc mẹ”, cho đến khi có muốn cũng không thể nữa?…
Nhưng cũng có lúc tôi lại nghĩ khác. Chắc gì một bộ đồng phục là đủ làm nên sự gắn kết? Để nhận diện một gia đình, có biết bao dấu hiệu thiêng liêng hơn thế: những khuôn mặt giống nhau như đúc (mà người mẹ vẫn hay bị trêu là “đẻ thuê” cho chồng); những bàn tay dìu dặt nắm lấy nhau; những ánh mắt “điểm danh” âu yếm – chỉ có thể giữa người thân; những hớn hở háo hức của cả người lớn lẫn con trẻ trước một chuyến – đi – xa – cùng – nhau; chút tự hào ánh lên trong mắt người bố nhìn các con, hay người chồng nhìn vợ, mà chỉ đến lúc ra tới chỗ đông người, trước một chuyến đi, họ mới cảm thấy một giá – trị – bề – ngoài nào đó được hiển thị… Ai dám nói, đó không là một thứ “đồng phục”, mà không một thứ sợi nào dệt nên nổi, ngoài sự gắn kết và tình yêu thương?
Xin lỗi người thân
Có một bộ phim, tiếng là nói về một trận động đất, nhưng thực ra là nói về gia đình, khiến tôi vô cùng ám ảnh. Đó là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Phùng Tiểu Cương: “Đường Sơn đại địa chấn”. Mở đầu bộ phim là trận động đất lịch sử: chỉ kéo dài vỏn vẹn 23 giây, nhưng lại là trận động đất gây nhiều thương vong nhất trong thế kỷ 20. Những trận dư chấn gây ra cảnh hoang tàn đổ nát, nhưng còn một cơn dư chấn khác, dai dẳng và đau đớn hơn nhiều, đã lấy đi 32 năm bình yên của một người con gái – chính là đứa con đã bị mẹ mình bỏ lại, khi trong cơn nguy cấp, bà chỉ có thể cứu được một trong hai đứa con của mình, và bà đã chọn đứa bé trai.
Nhiều năm sau đó, bà mẹ không biết rằng cô con gái đáng thương của mình vẫn sống sót, và quan trọng, là đã nghe thấy quyết định khó khăn ấy của bà. Đó có lẽ mới là trận động đất kinh hoàng nhất trong lòng đứa trẻ. Dư chấn ấy cũng bám riết lấy phần đời còn lại của người mẹ, khi đè nặng lên bà là mặc cảm tội lỗi với chính đứa con mình rứt ruột đẻ ra, và đó chính là trận động đất không dứt trong lòng bà… 23 giây và 32 năm – quá ngắn để quyết định, nhưng lại quá dài để hàn gắn và tha thứ. Xin lỗi và tha thứ cho người thân, vì thế, không đơn giản như người ta vẫn tưởng, khi nó chất chứa biết bao tủi hờn, nghẹn uất…
Công Toàn: Áo sơmi Gap – Quần shorts Valnisto – Giày Gap; Diễm My: Áo Topshop – Váy Mollynista – Giày Topshop; Bé Thanh Mỹ: Quần Gapkid – Áo Zara (linhthanhgroup); Bé Bee Lee: Áo Gapkid – Quần Gapkid; Bé Cát Vy: Áo Zara (linhthanhgroup) – Quần Zara (linhthanhgroup)
“Hãy về nhà khi còn có thể”
Có câu: “Không ai chọn được cha mẹ cũng như nơi mình sinh ra”. Biết vậy, nhưng hẳn là có lúc, bạn đã không khỏi thầm ước: Phải chi mình được sinh ra trong một gia đình khác, “có số có má” hơn, để được hưởng cái số “nhà có điều kiện”, “sướng từ trong trứng” như ai kia… Ừ thì bạn cứ ước! Nhưng bạn biết đâu rằng, cha mẹ cũng không thể chọn con. Khi có đứa con mang lại nụ cười cho bố mẹ, lại có đứa con làm rơi những giọt nước mắt. Có những gia đình đặc biệt, phi thường hay bất thường, và định nghĩa về hạnh phúc, với họ, đôi khi chỉ đơn giản là được sinh ra trong một gia đình bình thường – điều mà có lúc bạn quên trân quý.
Có một bài thơ, không có trong sách giáo khoa, có nghĩa là tôi chưa từng bị bắt học thuộc, nhưng không biết sao tôi rất nhớ, chỉ vì một từ tôi chưa từng thấy ai dùng: “lớn xuống”. Ấy là bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm: “… Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống/ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/ Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi/ Và chúng tôi một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ chờ được hái/ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh…”
Công Toàn: Áo sơmi Valnisto; Diễm My: Váy Mollynista; Bé Thanh Mỹ: Váy Topshop; Bé Bee Lee: Áo Gapkid – Quần Gapkid; Bé Cát Vy: Váy Luciola
Rồi trong lúc “hoảng sợ”, tôi cũng nhớ cả những trang viết này nữa (mà tôi không rõ là của ai) – bài viết từng khiến tôi quyết định chạy ngay ra ga lấy vé, có tên là: “Hãy về thăm nhà khi có thể”. Vì nó nói đúng “tim đen” của tôi trong quãng thời gian trót sống vô tâm ấy:
“… Bạn thử nghĩ xem, một năm chúng ta về thăm gia đình được hai lần, vậy mười năm nữa chúng ta sẽ gặp ông bà, bố mẹ được mấy lần. Bạn đổ lỗi cho đường xa, nhưng bạn vẫn với lũ bạn đi mấy trăm cây để đặt chân đến cái biển xanh cát trắng ấy; bạn đổ lỗi cho tiền bạc eo hẹp, thế nhưng bạn vẫn bỏ ra cả triệu để mua cho được cái váy yêu thích hay chi gần nửa tháng lương trả tiền chầu nhậu với bạn bè. Bạn đổ lỗi cho công việc bận rộn, dù công việc có thể sắp xếp…
Hãy về nhà khi còn có thể bạn ạ, đừng để sau này phải sống trong nuối tiếc. Hãy về nhà vì nơi đó có kí ức khi bạn chưa là người lớn, có những người cho bạn không điều kiện, mà khi ra đời, phải có điều kiện bạn mới có được…”
PHỤ NỮ MONG MUỐN BẢN THÂN MÌNH
(Epinion)
Giám đốc sáng tạo: Hà Đỗ
Sản xuất: Hellos, Cẩm Huyên
Nhiếp ảnh: Milor Trần
Trang điểm: Quân Nguyễn
Làm tóc: Pu Lê
Trợ lý: Johnny Mạch