Hãy luôn nhớ giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Các vụ tai nạn liên hoàn mà người dân vẫn hay gọi là “dồn toa”, thường xảy ra trên các đường cao tốc và xa lộ tại Việt Nam với số lượng có thể lên đến hàng chục chiếc xe, gây ra nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tính mạng người tham gia giao thông.

 shutterstock_746597401

Gần như tất cả các vụ “dồn toa” kiểu như thế đều có chung một nguyên nhân do các xe không giữ khoảng cách an toàn, cho nên khi xe phía trước phanh gấp hoặc gặp sự cố đột ngột thì các xe sau đều cứ thế đâm vào đuôi nhau. Mặc cho lý thuyết khoảng cách an toàn luôn được nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông, cũng như xuất hiện trên các biển báo ở đường cao tốc nhưng nhiều người vẫn phớt lờ chúng, dễ dẫn đến tai nạn.

Vậy khoảng cách bao nhiêu là đủ an toàn giữa các xe? Các chuyên gia khuyên rằng quy tắc 3 giây nên được áp dụng trong điều kiện thời tiết khô ráo và đường có độ bám tốt (không có bùn đất hay cát sỏi). Khi có xe đi phía trước, bạn hãy liếc một vật nào đó cố định trên đường mà chiếc xe đó chuẩn bị đi qua (như cột đèn, cây, mốc chỉ báo, biển báo…). Ngay khi xe trước đi qua vật đó, hãy đếm 1, 2, 3 với tốc độ đếm tương đương với kim giây đồng hồ chạy. Khi đếm đến 3 mà xe bạn mới đi ngang qua mốc đó thì có nghĩa bạn đang giữ khoảng cách an toàn tối thiểu. Nếu có các tác động xấu khác về thời tiết hay địa hình như trời mưa, đường trơn trượt, sương mù… thì khoảng cách an toàn cần được tăng lên, có thể tới 5 hoặc 6 giây.

Web

Với quy tắc này, khoảng cách an toàn giữa các xe phụ thuộc vào tốc độ di chuyển. Ngay khi thấy đèn hậu của xe trước bật sáng, một người lái xe thông minh đã phải chủ động chuyển từ chân ga sang chân phanh để sẵn sàng xử lý, từ từ hoặc gấp. Quá trình từ lúc mắt người lái nhìn thấy đèn hậu xe trước sáng lên, rồi bộ não xử lý điều khiển chân phải chuyển từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh, rồi đến khi má phanh thực sự hãm chặt vào đĩa/trống phanh có thể mất hơn 1 giây đến gần 2 giây, tùy vào tốc độ phản xạ của người lái. Như vậy, 1 giây còn lại sẽ giúp bạn thoát khỏi va chạm do vẫn còn một khoảng cách ngắn ngủi nhưng vô cùng quý giá.

Trong luật giao thông đường bộ cũng quy định khoảng cách an toàn giữa các xe bắt buộc phải tuân theo tương ứng với từng tốc độ khác nhau. Nên nhớ rằng, thông thường người phía sau sẽ phải chịu “đền bù” cho chiếc xe phía trước cho dù xe phía trước dừng đột ngột khi đang chạy bon bon, lý do là xe phía sau đã không giữ khoảng cách an toàn đủ để phanh.

Print

Nhiều người đã phá vỡ các nguyên tắc và khoảng cách an toàn này. Những hành vi sau có thể được xem là thiếu ý thức, vô trách nhiệm gây nguy hiểm cho người khác: điền vào chỗ trống (Là hành vi vượt rồi chen vào giữa các xe đang nối đuôi nhau), bám đuôi (dí sát đuôi xe khác, bật xi-nhan, rồi nháy đèn loạn xạ, thậm chí bấm còi inh ỏi).

shutterstock_1164007066

Một mẹo nhỏ giúp bạn thoát nạn trong trường hợp “dồn toa” nữa là ngay khi kịp phanh và tránh được một vụ va chạm với xe phía trước, hãy nhanh chóng thoát khỏi vị trí đó (nhớ bật xi-nhan nếu cần chuyển làn), nếu không bạn sẽ trở thành “tấm bia” để cho những “viên đạn” bất cẩn từ phía sau lao tới.


From the same category