Hãy chuyện trò với trẻ nhiều hơn, nếu bạn thực sự muốn bảo vệ con!

Theo khảo sát của trung tâm kiểm soát bệnh tật tại Mỹ (CDC) thì ước tính cứ 6 bé trai và cứ 4 bé gái thì sẽ có 1 bé bị xâm hại tình dục thiếu niên. Bạn có muốn nghe những điều đáng sợ hơn không? Theo Bộ tư Pháp của Mỹ, chỉ 10% thủ phạm trong các vụ xâm hại là những người lạ, và có đến 23% tỉ lệ kẻ phạm tội chính là bọn trẻ!

Những thống kê này không hề làm tôi bất ngờ. Trong kỳ thực tập của tôi, mỗi tuần tôi tiếp xúc với nhiều đứa trẻ, những nạn nhân của vụ xâm hại tình dục và đa số ở độ tuổi dưới 5. Hầu hết chúng đều biết những thủ phạm gây ra các vụ xâm hại này, không ai khác hơn chính là một đứa trẻ khác! Đúng vậy, chính là một đứa trẻ khác.

Các bậc phụ huynh thường nói với tôi rằng họ không nghĩ điều này có thể sẽ xảy đến với con của họ, họ không bao giờ để con mình ở với người lạ hoặc không bao giờ rời mắt khỏi bọn trẻ.

Vậy cho tôi hỏi, con của bạn có đi chơi bạn bè không? Chúng có đi nhà trẻ không? Bạn có bạn bè hay người thân hay đến nhà mình chơi không? Bọn trẻ có thường đến chơi ở nhà người hàng xóm không? Thực tế là, bạn không thể đảm bảo chắc nịch rằng bạn có thể ngăn chặn nguy cơ hay khả năng lũ trẻ sẽ bị xâm hại tình dục. Tôi biết điều này nghe thật khó chịu, nhưng không may đó lại là sự thật.

are-you-teaching-your-toddler-skills-to-prevent-sexual-abuse

“Con của bạn có đi chơi bạn bè không? Chúng có đi nhà trẻ không? Bạn có bạn bè hay người thân hay đến nhà mình chơi không? Bọn trẻ có thường đến chơi ở nhà người hàng xóm không? Thực tế là, bạn không thể đảm bảo chắc nịch rằng bạn có thể ngăn chặn nguy cơ hay khả năng lũ trẻ sẽ bị xâm hại tình dục. Tôi biết điều này nghe thật khó chịu, nhưng không may đó lại là sự thật.”

Tôi từng làm việc với những gia đình thật tuyệt vời, những người nghĩ rằng họ có bạn bè, hàng xóm, bạn cùng chơi, các giáo viên, huấn luyện viên, anh em họ, người trông trẻ, anh em ruột, những người chú, những người bạn trai và bạn cùng lớp đều là những con người tuyệt vời. Thủ phạm có thể sẽ trông giống như bạn hay tôi. Chúng cũng có thể trông giống như con của bạn. Tôi cho rằng điều này là phần đáng sợ nhất.

Những đứa trẻ tôi từng tiếp xúc được nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, có một gia đình tốt, được học tại những ngôi trường cực tốt. Tôi cũng từng tiếp xúc những đứa trẻ bị xâm hại tình dục bởi những đứa trẻ khác cũng cùng độ tuổi với chúng – 4 tuổi! Tôi cũng đã gặp gỡ lũ trẻ từng bị xâm hại trong các chuyến đi chơi, ngủ qua đêm, trong phòng học, ngoài sân trường, trên chuyến xe buýt đưa đón của trường…

Bây giờ, tôi mới dám chính thức làm cho bạn phải kinh sợ đây – hãy đối diện với thực tế.

Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không thể nào ngăn bọn trẻ con không bị chấn thương, tổn hại hay phạm phải lỗi lầm, càng không thể ngăn chặn chúng khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục. Cũng giống như việc chúng ta cho chúng tập chạy xe đạp, dù cho chúng có thể sẽ bị té đau hay bị chấn thương. Chúng ta phải để chúng tập thích nghi với thế giới và tương tác chúng với thế giới.

Các bậc cha mẹ cũng ít khi nói với con mình về những chủ đề làm sao để tự bảo vệ cơ thể mình. Tôi đã nghe rất nhiều lý do về việc này. Cơ bản, người lớn luôn nghĩ rằng bọn trẻ còn quá nhỏ để có thể hiểu được vấn đề. Đó là một chủ đề thật ghê sợ. Tôi sẽ trông chừng con mình. Sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu. Chúng tôi sống ở một môi trường khá tốt.

Nhưng… hãy nhớ trang bị cho trẻ những kiến thức hữu ích để tự bảo vệ, ví như chiếc mũ bảo hiểm, và như thế chúng sẽ được an toàn.

parents-and-child
Hãy nhớ trang bị cho trẻ những kiến thức hữu ích để tự bảo vệ, ví như chiếc mũ bảo hiểm, và như thế chúng sẽ được an toàn. (Ảnh: fellheimerfamilylaw)

Hãy trò chuyện với con mình. Không bao giờ là quá sớm cả. Và buổi trò chuyện cũng không phải đáng sợ như bạn nghĩ. Đừng đợi chờ sẽ làm điều này vào một ngày khác. Hãy chủ động khơi mở câu chuyện ngay trong ngày hôm nay. Dưới đây chính là 10 điều quan trọng nhất trong cuộc trò chuyện của bạn với bọn trẻ.

  1. Hãy nói về các bộ phận trên cơ thể thật sớm

Bạn nên nói về những bộ phận trên cơ thể chúng sớm nhất có thể. Hãy lựa chọn những cái tên thích hợp để nói với trẻ – hoặc ít nhất dạy bọn trẻ biết rõ tên gọi thực sự của những bộ phận ấy.

Tôi phải nói cho bạn biết rằng, đã có rất nhiều đứa trẻ tôi từng tiếp xúc gọi bộ phận sinh dục nữ – là “mông đít” hay những cái tên khác nhau. Trong trường hợp, nếu chúng phải khai báo về một vụ xâm hại, lời nói của chúng có thể sẽ làm cho câu chuyện trở nên khó hiểu.

  1. Hãy dạy trẻ biết rằng các bộ phận trên cơ thể thuộc về phạm vi riêng tư, kín đáo

Hãy nói với trẻ rằng những bộ phận trên cơ thể chúng thuộc về phần riêng tư và kín đáo, bởi vì những bộ phận ấy thuộc về chúng, chỉ có chúng mới có quyền nhìn thấy chứ không phải là ai khác.

Hãy giải thích với trẻ rằng, đôi khi ở nhà, bố mẹ có thể sẽ là những người nhìn thấy chúng trần trụi, nhưng điều này sẽ không xảy ra với những người lạ. Cũng đừng quên giải thích với chúng rằng, bác sĩ cũng có thể là người được phép nhìn thấy chúng trần trụi vì bố mẹ luôn có mặt ở đó và bác sĩ chỉ đang làm nhiệm vụ khám bệnh cho chúng mà thôi.

  1. Hãy nói với trẻ về những giới hạn tiếp xúc trên cơ thể

Hãy nói về những từ “bất khả xâm phạm” khi dạy chúng biết rằng không ai được phép xúc chạm vào những phần kín trên cơ thể của chúng, cũng như không ai có quyền bắt chúng chạm vào những phần kín ấy của một người nào khác. Các bậc phụ huynh thường quên đề cập đến vế thứ 2.

Các vụ xâm hại tình dục thường bắt đầu từ việc thủ phạm yêu cầu trẻ đụng chạm vào cơ thể họ hay một ai đó.

  1. Hãy dạy trẻ biết rằng giữ những bí mật về cơ thể là không tốt 

Hầu hết thủ phạm trong nhiều vụ xâm hại luôn bắt trẻ phải giữ bí mật. Bọn chúng có thể sẽ thành công khi nói với trẻ bằng một giọng điệu thân thiện như “Tôi rất thích chơi với bé, nhưng bé hãy nhớ đừng nói điều này với ai hết, nếu không, họ sẽ không để tôi đi chơi với bé nữa đâu” hoặc với giọng điệu đầy đe dọa“Đây là bí mật của chúng ta. Nếu bé mà nói cho ai biết chuyện này thì tôi sẽ nói với họ là do bé chủ động và bé sẽ gặp rắc rối to!”.

Bạn hãy dạy trẻ rằng, con luôn phải nói cho bố mẹ biết nếu có ai đó chạm vào cơ thể mà con không muốn và bắt con phải giữ một bí mật lạ lùng về việc đó.

   5. Hãy dạy trẻ rằng không ai được phép chụp ảnh về những phần kín trên cơ thể

Các bậc cha mẹ cũng sẽ hay quên nói về điều này. Luôn tồn tại những kẻ ấu dâm đầy bệnh hoạn ngoài kia thích thú với việc chụp ảnh hoặc mua bán ảnh khỏa thân trẻ em trên mạng. Đây là một loài bệnh dịch và luôn gây nguy hiểm cho con của bạn. Nếu bạn chỉ nói về việc bảo vệ cơ thể của trẻ không thôi sẽ không đủ và còn đưa đến nhiều rủi ro cho trẻ.

Hãy nói với trẻ rằng không ai được quyền chụp ảnh về những phần kín trên cơ thể của con.

how-to-protect-your-child-in-an-active-shooter-situation

  1. Hãy dạy trẻ cách thoát khỏi những tình huống khó chịu và đầy kinh sợ

Nhiều đứa trẻ cảm thấy thật khó khăn khi phải nói “Không” với ai đó – đặc biệt là với người lớn.

Hãy gợi ý giúp các con cách xử lý khi lâm vào tình cảnh khó khăn ấy. Nói với trẻ rằng, nếu có ai đó muốn xem hoặc sờ vào những phần kín trên cơ thể chúng, hãy nói với những người đó rằng, con cần phải đi vệ sinh gấp và nhanh chóng rời khỏi kẻ lại đó.

  1. Hãy nghĩ ra một mật mã để trẻ có thể sử dụng khi trẻ cảm thấy không an toàn hoặc muốn được đón về nhà.

Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn có thể đưa trẻ một mật mã để chúng có thể sử dụng bất cứ khi nào chúng cảm thấy không được an toàn. Mật mã này có thể được sử dụng tại nhà, khi có khách đến chơi hoặc khi trẻ đi chơi bên ngoài và ngủ qua đêm.

Giữa bạn và con cái nên có những “kí hiệu” bí mật mà chỉ bạn và con biết, đây là điều sẽ giúp ích khi bạn muốn kín đáo ra hiệu cho con bất cứ điều gì.

  1. Hãy dạy trẻ rằng, con sẽ luôn được an toàn nếu kể cho bạn nghe những bí mật về cơ thể.

Nhiều đứa trẻ thường nói với tôi rằng, chúng không dám nói với ai điều gì vì chúng sợ mình sẽ gặp rắc rối. Và, thủ phạm luôn lặp đi lặp lại điều này. Hãy nói với trẻ rằng, dù có chuyện gì xảy ra, thì khi con kể với bạn những bí mật về cơ thể, sẽ không bao giờ có rắc rối nào xảy ra với con.

  1. Hãy nói với trẻ rằng việc đụng chạm cơ thể sẽ khiến chúng bị nhột hoặc dễ chịu.

Nhiều bậc phụ huynh và những quyển sách hay nói về “xúc chạm dễ chịu và xúc chạm khó chịu” – song, thông thường những loại xúc chạm này không gây đau đớn hay khó chịu. Hãy cố không sử dụng những cụm từ này, đặc biệt là “nhột” vì sẽ làm cho đứa trẻ có thể hiểu nhầm khi nói đến những phần kín trên cơ thể chúng bị đụng chạm. Tôi thích sử dụng thuật ngữ “xúc chạm kín” hơn như một cách miêu tả chính xác nhất sự việc xảy ra với trẻ.

  1. Hãy nói với trẻ rằng kẻ xấu luôn là kẻ xấu, dù cho đó là một người lớn hay một đứa trẻ nào đó đang xâm hại con.

Đây chính là một điểm quan trọng để trao đổi với trẻ trong buổi trò chuyện. Khi bạn hỏi một đứa trẻ “kẻ xấu” ấy trông như thế nào thì chúng sẽ miêu tả hắn giống như một nhân vật phản diện nào đó trong truyện tranh. Hãy chắc rằng bạn luôn dạy trẻ về việc không cho ai quyền được chạm vào những phần kín trên cơ thể chúng.

Bạn có thể nói với con như thế này “Con đừng cho ai chạm vào những phần kín của con nhé. Chỉ khi tắm rửa hay thoa kem cho con thì bố mẹ mới được chạm vào chúng thôi – nhưng nhất quyết là không được cho ai khác chạm vào con. Ngay cả bạn bè, cô dì, chú bác, hay thầy cô giáo, không ai cả. Thậm chí nếu con thích họ hay họ yêu cầu con, thì nhất quyết vẫn không cho phép họ chạm vào những phần kín ấy nhé.”

13275
(Ảnh: Kiplinger)

Tôi không ngây thơ đến nỗi tin vào những cuộc trò chuyện như thế này có thể sẽ ngăn ngừa các vụ xâm hại tình dục, nhưng tôi biết rằng bọn trẻ sẽ càng gặp rủi ro nhiều hơn nếu bạn không nói những điều này với chúng. Kiến thức luôn là thứ vũ khí tối thượng để giúp hạn chế nhiều vụ xâm hại khác xảy ra –  đặc biệt với những đứa trẻ bị xâm hại bởi sự ngây thơ, hay nói đúng hơn là sự ngây ngô đến đáng thương của chúng.

Hãy trò chuyện với trẻ thật thường xuyên. Một lần không bao giờ là đủ.

Đây là một chủ đề nên được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Hãy tìm khoảng thời gian thích hợp và thoải mái để chuyển tải những thông điệp – như khi đang tắm cho trẻ hay khi trẻ đang trần truồng chạy quanh nhà.

Có thể đây là một bài viết tạo nên nhiều sự thay đổi cho các gia đình và nó sẽ có năng lực ngăn chặn kịp thời những vụ việc kinh khủng và đau buồn xảy ra. Hãy chia sẻ bài viết này với tình yêu thương của bạn và cùng tôi khuếch tán rộng rãi thông điệp về ý thức tự bảo vệ cơ thể của trẻ em!

Bài viết được dịch và biên tập từ blog của nhà trị liệu tâm lý Nastasha Daniel


natasha
Nhà trị liệu tâm lý Nastasha Daniel

 

Natasha là một nhà trị liệu tâm lý cho trẻ em và là bà mẹ 3 con, những đứa trẻ đầy nghị lực, hiếu động và thông minh! Cô sáng lập ra trang web “Anxious Toddlers – Những đứa trẻ hiếu động“ để giúp đỡ, hướng dẫn và tạo ra tiếng cười cho gia đình. Cô từng tiếp xúc với nhiều trẻ em trong khoảng thời gian 15 năm thực tập và giúp đỡ các gia đình gặp các tình huống khi có con nhỏ tại Trung tâm tư vấn trẻ em. ‘Đôi khi trẻ con giống như một loài sinh vật đặc biệt và tôi hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh mở cánh cửa bí mật để tạo cho con mình một cuộc sống thật vui, thật khỏe mỗi ngày.’
Vào tháng 9 năm 2015, cuốn sách của cô có tựa – Cha mẹ làm thế nào với trẻ hiếu động – How to Parent Your Anxious Toddler đã phát hành tại nhà xuất bản Jessica Kingsley.

Natasha còn là một nhân viên hoạt động xã hội lâm sàng và cô còn trải qua khóa hậu huấn luyện về sức khỏe tâm thần cho trẻ sơ sinh và trẻ em tại Viện nghiên cứu Harris. Cô là một trong những nhà trị liệu cho trẻ em, đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn về sức khỏe tâm thần cho trẻ, và cũng là người phụ trách tư vấn cho các gia đình có con nhỏ. Một nửa thời gian trong tuần cô thực tập với trẻ em và một nửa còn lại, cô bận rộn với những đứa con đáng yêu của mình, tận hưởng một cuộc sống thật đơn giản.

Bạn có thể liên hệ Natasha tại email: anxioustoddlers@yahoo.com.

Leave a Comment


From the same category