DepPodcast Banner 970x250

Hành trình “Diễn xướng Nam Bộ” sẽ được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 8/4 sắp tới

Chuỗi chương trình Diễn xướng Nam Bộ được tổ chức nhằm giới thiệu các hình thức diễn xướng dân gian đã và đang tồn tại ở Đồng Nai – Gia Định xưa và miền đất TP.HCM – Nam Bộ ngày nay.

coverfb

Hành trình Diễn xướng Nam Bộ là một chuyến du hành nhiều kỳ, mỗi kỳ khán giả sẽ được nghe một hình thức đờn ca hát xướng của xứ này. Với Kỳ 1: Khảy Nhịp Tang Tình, khán giả sẽ được tiếp cận 400 năm lịch sử Nam Bộ qua những câu hò, điệu hát, lời ca.

khay-nhip-tang-tinh

Bên cạnh đó phần bình phim tài liệu “Gia Định – Sài Gòn: Điệu hát, Câu hò ngày ấy” của Diễn giả/Nhà Nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng sẽ mở ra nhiều điều thú vị về tổng quan bối cảnh văn hóa Nam Bộ và sự hình thành, biến đổi và phát triển ở đất Nam Bộ. các loại hình diễn xướng cơ bản: trữ tình dân gian (dân ca, hò, hát lý..), tự sự dân gian (nói vè, nói thơ, nói tuồng…), tổng hợp (sắc bùa, nghi lễ, khoa nghi ứng phú), múa lốt (múa hẩu, múa lân, múa sư tử…). Đặc biệt, khán giả có thể tham dự một số trò chơi nhận biết giai điệu và nhận những tặng phẩm đậm chất miền Nam.

thoi-thuong-va-hieu-ki

Vì sao là “Khảy nhịp tang tình”? “Khảy” ví như động tác gảy đàn – một cách tạo nên tiếng động – âm thanh nhắc nhở chúng ta đã đến giờ lên xuồng đi chơi! “Nhịp” là nhịp phách trong một bản nhạc, là yếu tố quan trọng bậc nhất bởi nắm vững nhịp là nắm được căn bản của bài hát. Khi giã gạo mệt nhọc vẫn có thể giữ được nhịp cho nhau,  khi sa mưa giông lạnh cóng vẫn nhờ vào nhịp để giữ ấm, khi hò tán tỉnh huê tình cần nhịp phách trao nhau. Còn “tang tình” ư? Chỉ đơn giản là một tiếng tính tình tang gợi nhắc những âm giai ngũ cung, tiếng đàn cổ truyền và giọng hát ai hò trên triền sông xa xăm nào đó.

Thông tin thêm về chương trình và đặt vé tại: bit.ly/nambo01 hoặc bit.ly/khaynhiptangtinh.

 


From the same category