Hơn 300.000 trẻ em Trung Quốc cũng đã đổ bệnh vào năm 2008 sau khi phát hiện trong sữa bột có chứa melamine, một chất hóa học được dùng trong sản xuất nhựa dẻo.
35 nhà hàng đã bị điều tra. (Nguồn: Getty Images)
Một cuộc điều tra đang được tiến hành nhằm xác định chính xác xem những nhà hàng này đã cho các chất gây nghiện trái phép vào món ăn như thế nào.
Theo Tân Hoa Xã, các nhà hàng này đã cho thêm chất gây nghiện vào những món ăn như mì, lẩu và tôm hùm. Tính đến thời điểm này, 5/35 nhà hàng đã bị khởi tố; các nhà hàng còn lại đang bị điều tra. Trong số này có cả những nhà hàng phục vụ món lẩu trên khắp Bắc Kinh.
Trong một vụ việc tương tự vào năm 2004, gần 215 nhà hàng ở tỉnh Quý Châu đã bị đóng cửa vì cho thuốc phiện và morphine vào các món canh và nước lẩu, cảnh sát chống ma túy khu vực Tây Bắc Trung Quốc cho biết.
“Tiêu thụ các loại canh hoặc lẩu có chứa thuốc phiện trong một thời gian dài có thể gây nghiện… và cuối cùng dẫn tới việc lạm dụng chất gây nghiện trong những trường hợp nghiêm trọng,” Wei Tao, phó viện trưởng Viện Thực phẩm thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tỉnh Quý Châu cho biết trên tờ China Post.
Cũng trong một vụ việc khác xảy ra trước đó, một chủ nhà hàng ở Bắc Kinh đã phải ngồi tù 18 tháng vì cho thuốc phiện dạng bột vào món cá cay. Bột thuốc phiện khi được trộn với dầu ớt hoặc muối ăn sẽ rất khó phát hiện, và thường được các nhà hàng lẩu sử dụng để trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Mặc dù lượng chất gây nghiện được các nhà hàng này sử dụng là thấp, song việc tiêu thụ những món ăn này lâu dài có thể khiến chất gây nghiện tích tụ trong cơ thể, dẫn tới kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ chất gây nghiện, và có thể gây nghiện thực sự.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã gây sự chú ý của dư luận sau khi một nhà cung cấp ở Thượng Hải bị phát hiện cung cấp thịt gà quá hạn sử dụng cho các nhà hàng như KFC, Starbucks hay MacDonald’s.
Theo VietnamPlus