Hà Anh giải đáp câu hỏi “Có nên làm bạn với… người yêu cũ?”

Mới đây siêu mẫu Hà Anh đã chia sẻ trên Facebook cá nhân quan điểm của cô về chuyện “có nên làm bạn với người yêu cũ?”.

Từ những trải nghiệm của mình trong tình yêu, Hà Anh đã đưa ra quan điểm rõ ràng, cô vẫn có thể làm bạn với người yêu cũ sau chia tay, nhưng cô giới hạn sự tình bạn đó ở mức độ tế nhị, đúng mực để không làm ảnh hưởng đến người mới hoặc vợ của người cũ. Đó cũng là tôn trọng cuộc sống của người cũ. “Cứ đặt bản thân mình vào vị thế của họ, nếu người yêu của mình, hoặc chồng của mình, thường xuyên nhận được sự quan tâm, ân cần từ ‘người cũ’, mình có cảm thấy vui vẻ không?”. Hà Anh thẳng thắn bày tỏ quan điểm, đồng thời cô chia sẻ: “Tôi thường luôn tự nhắc nhở bản thân mình rằng, phải tế nhị với người yêu mới/ vợ của họ!”.Hãy đối xử với người khác như cách mình muốn được đối xử” – Hà Anh luôn dặn mình như vậy.

Siêu mẫu cũng nhắn nhủ đến những người đang bị “người cũ” điều khiển quá mức hãy biết giới hạn của mối quan hệ và vị thế của mình – “Nếu bạn thực sự yêu hoặc/và tôn trọng ‘người mới’ của mình, hãy tế nhị, trân trọng họ, như những gì họ xứng đáng!”

Dưới đây là nguyên văn bài chia sẻ của Hà Anh:

Tôi đã từng khẳng định “Tôi hoàn toàn có thể làm bạn với người cũ!”- bởi chúng tôi khi chia tay đều rất văn minh. Hơn nữa, bản thân tôi, và có thể là họ, đều có thể bỏ qua những bất hoà, hờn giận oán trách, để nhìn lại những cái tốt đẹp của người kia.

Nhưng “làm bạn” cũng có nhiều “mức độ” làm bạn. Làm bạn, không có nghĩa là bạn còn yêu họ, nhưng chắc chắn, bạn có tình cảm quý mến họ (còn số những người “làm bạn” vì những mục đích khác thì không nói tới).

Có những người cũ, sự “làm bạn” của tôi chỉ dừng lại ở chữ “Friendly” – hữu hảo với ý nghĩ về họ. Nếu một ngày tình cờ gặp họ, tôi có thể mỉm cười chào họ.

Có người cũ, tôi đôi khi chợt nghĩ tới họ, và đôi khi muốn tỏ sự quan tâm tới họ, nếu như chúng tôi có những quãng thời gian trưởng thành bên nhau, hay gắn bó với nhau trên cả tình cảm trai gái – đó là tình bạn, tình thân gắn bó.

Nhưng cũng phải khẳng định rằng không phải cứ bao giờ “tôi muốn”, là tôi cũng “có thể”, và tôi “nên”!

Tôi thường luôn tự nhắc nhở bản thân mình rằng “Phải tế nhị với người yêu mới/ vợ của họ!”

Vì sao? Chắc điều này cũng dễ hiểu. Dù tình ngay hay lý gian hay không chăng nữa, hẳn là bất cứ người yêu, người vợ nào cũng không hoàn toàn vui vẻ, tự nguyện, và thoải mái, khi người yêu hoặc chồng của họ nhận được sự quan tâm thường xuyên từ “người cũ” của chồng.

Cứ đặt bản thân mình vào vị thế của họ, nếu người yêu của mình, hoặc chồng của mình, thường xuyên nhận được sự quan tâm, ân cần từ “người cũ” của họ, mình có cảm thấy vui vẻ?

“Hãy đối xử với người khác như cách mình muốn được đối xử”, tôi thường dặn bản thân như vậy.

shutterstock_528884971
Ảnh minh họa

Tôi cũng chẳng phải người hoàn hảo gì, đôi khi, tôi vẫn để mong muốn, cảm xúc của mình, và ti tỉ thứ ẩm ương của tâm lý con người lấn át lý trí. Nhưng tôi vẫn thường cố gắng căn dặn bản thân điều này để không bao giờ mình đi quá xa, và đối xử “unkind”- không tử tế đối với những người khác.

Nếu bạn thực sự yêu mến, quý mến, và tôn trọng người cũ, hãy để họ ra đi thanh thản và tự do – để họ có một cơ hội công bằng và bằng phẳng khi tìm hạnh phúc mới của mình!.

Tại sao mình có hạnh phúc bên người mới, mà mình luôn muốn giữ một vị trí trong lòng người cũ?

Cái này chỉ có thể giải thích bằng sự ích kỷ và tư tưởng chiếm hữu (đôi khi hình thành một cách vô thức) trong tâm lý chúng ta. Tôi đã từng trải qua cảm giác này, nhưng tôi vượt ra khỏi nó với suy nghĩ “Nếu tôi thực sự yêu quý họ, hãy để họ ra đi!”- Bởi họ xứng đáng có được người phụ nữ/đàn ông khác, yêu họ trọn vẹn, trao cho họ hạnh phúc mà tôi không thể trao.

Tôi nghĩ, những trải nghiệm của tôi đã giúp tôi rút ra được nhiều điều, nhưng quan trọng là một điều “Làm bạn với người cũ là điều nên làm!”, nhưng làm bạn ở mức độ thế nào là vừa phải, tế nhị, tôn trọng đối phương của họ cũng như tôn trọng họ.

Người cũ, họ xứng đáng với sự trân trọng của một người bạn trân quý, chứ không phải một trò chơi để chúng ta “điều khiển”.

Và với những “người cũ” đang bị người cũ của bạn điều khiển quá mức ơi, hãy biết rõ vị thế của mình. Và nếu bạn thực sự yêu hoặc/và tôn trọng “người mới” của mình, hãy tế nhị, trân trọng họ, như những gì họ xứng đáng! “Hãy cư xử với người khác như cách mà bạn muốn được người khác cư xử với mình!”.


Chia sẻ của Hà Anh về chuyện “có nên làm bạn với người cũ”


From the same category