GS Ngô Đức Thịnh: "Kẻ gây ra tội ác "máu lạnh" ngày càng bị trẻ hóa" - Tạp chí Đẹp

GS Ngô Đức Thịnh: “Kẻ gây ra tội ác “máu lạnh” ngày càng bị trẻ hóa”

Tin Tức

Xung quanh vụ án mạng kinh hoàng làm xôn xao dư luận xảy ra vào chiều ngày 29/7/2012 tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin. Kẻ gây ra tội ác man rợ này là tên sát thủ Đặng Trần Hoài (SN 1986, trú tại Hà Đông, Hà Nội) đã bị bắt và tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh trao đổi với phóng viên

Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Sơn Tây, bước đầu đối tượng Đặng Trần Hoài đã khai nhận hành vi tàn độc của mình. Tuy nhiên, về nguyên nhân sâu xa của vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều, khách quan về những tội ác của hung thủ máu lạnh này gây ra, PV báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam để có những luận giải xung quanh vụ việc này.

Tôi không thể tin là có người lại quá dã man và tàn nhẫn như vậy?” là những nhìn nhận, đánh giá ban đầu của GS. Ngô Đức Thịnh khi nghe thông tin về vụ việc hung thủ Đặng Trần Hoài đã gây ra vào ngày 29/7.

Theo GS Thịnh, chỉ qua lời kể và thông tin ban đầu của sự việc có thể thấy đối tượng này quá tàn nhẫn và ác độc. Sự thái hóa biến chất của một bộ phận thanh niên, bạn trẻ hiện nay, thứ suy nghĩ thích làm gì thì làm của hung thủ đã gây ra tội ác và reo rắc nỗi đau lên gia đình người khác thật sự kinh hoàng.

Nghi can Đặng Trần Hoài

“Một đứa trẻ mới vừa tròn 4 tuổi, yếu đuối như thế mà tên hung thủ lại có thể hành động không một chút ghê tay, vô nhân tính như vậy là không thể chấp nhận được? Có lẽ ở tên này, phần “người” của hắn đã mất đi, phần thú tính đã trỗi dậy một cách mạt hạ, mất nhân tính. Ttrong trường hợp này, có lẽ phần con đã đến mức không thể nhận diện được nữa, còn phần người thì biểu hiện hết sức đê hèn” – GS Ngô Đức Thịnh cho hay.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến hành động man rợ, mất hết tính người của hung thủ Đặng Trần Hoài, GS. Thịnh cho rằng, điều này rất đáng báo động khi bây giờ một bộ phận con người thái hóa, không ngần ngại gây ra tội ác. Cái thiện của con người nói chung và trong trường hợp này nói riêng bị dìm xuống và cái ác đang nổi lên.

Giết hại đứa em, hiếp người chị có lẽ bản năng “con vật” cũng không hành động như hắn. Ở câu chuyện này nó lộ rõ cái bản năng ở phần “con” bằng những hành động hết sức dã man, hành vi không thể kìm chế.

Sự ham muốn ghê tởn trong hành động và trong đầu đối tượng phải thực hiện hành vi đồi bại với người chị, rồi sát hại đứa bé thể hiện bản năng thú tính của đối tượng. Đạo đức, nhân cách của đối tượng này xem chừng đã đến tận cùng của xã hội rồi.” – GS. Thịnh đánh giá.

Theo GS. Thịnh, nguyên nhân dẫn đến hành động tàn ác của đối tượng Đặng Trần Hoài bởi bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố khác nhau như: gia đình, nhà trường… đặc biệt là môi trường xã hội hiện nay quá phức tạp. Ngoài ra, hoàn cảnh, điều kiện xã hội phần nào đã thôi thúc phần “con” ở con người này nhiều hơn.

“Có thể nhìn rộng ra, môi trường xã hội đã tạo cho những người này có cơ hội để thực hiện hành vi bỉ ổi, thú tính của mình. Chẳng hạn như những mặt trái của các trang mạng internet như: game bạo lực, các dạng phim, ảnh đồ trụy, rượu, bia quá độ… quá nhiều khiến cho một bộ phận giới trẻ có điều kiện để tiếp cận và phát tán chúng vô cùng đơn giản.

“Nếu gia đình giáo dục tốt, lành mạnh thì sẽ không có những hành vi như vậy (?). Nghĩa là môi trường tốt thì không có chỗ cho những mặt trái của xã hội tồn tại. Đạo đức con người, trong đó một bộ phận giới trẻ hiện nay báo động ở sự thái hóa, thay đổi quá nhiều theo hướng xấu.

Điều đó thể hiện rằng, thời gian gần đây người vi phạm pháp luật, kẻ gây ra tội ác “máu lạnh” ngày càng bị “trẻ hóa” và mật độ họ gây ra chuyện “tày trời” cũng bị rút ngắn về thời gian. Điều đó cũng gióng lên một hồi chuông cảnh báo về cách giáo dục từ phía gia đình, môi trường xã hội quá gấp gáp và Pháp luật chưa thực nghiêm khắc để đủ răn đe, hạn chế cái xấu có nguy cơ phát tán ra ra mọi lúc, mọi nơi” – GS Thịnh nhận định.

Theo Giáo dục Việt Nam

Thực hiện: depweb

01/08/2012, 10:42