Graffiti đã thoát khỏi cái mác “Nghệ thuật tội lỗi” như thế nào - Tạp chí Đẹp

Graffiti đã thoát khỏi cái mác “Nghệ thuật tội lỗi” như thế nào

Sống

Gắn liền với những tác phẩm mang thông điệp ấn tượng trên đường phố, những nghệ sĩ graffiti đã mạo hiểm sự an toàn của chính bản thân mình để góp phần lan tỏa những thông điệp mang tính xã hội.  

Graffiti xuất hiện lần đầu ở New York cũng vào những năm 1970, tuy nhiên lúc này vẫn chưa được coi là một hình thức nghệ thuật thuộc văn hóa hip-hop. Nghệ sĩ Graffiti sử dụng những bình sơn xịt, bút marker để tạo những bức vẽ mang đậm tính cá nhân trên các bức tường, tàu điện ngầm, ô tô,…

Sự kiện Kosmopolite duy trì liên tục trong hơn một thập kỷ và trở thành điểm đến quy tụ gần 700 tên tuổi hàng đầu trong giới nghệ thuật đường phố

Graffiti từng được gọi bằng một cái tên khác là Art Crimes (nghệ thuật tội lỗi) bới nó còn gây nhiều tranh cãi liệu có phải đang gây mất thẩm mỹ và phá hoại cảnh quan công cộng hay không. Cuối những năm 1980, những người tiên phong của hip-hop cho rằng văn hóa thanh niên thành thị là phải “sôi động, biến đổi và cấp tiến”. Dần dần, vào giữa những năm 1980, các nghệ sĩ ở New York như Keith Haring và Jean-Michel Basquiat trình làng những bức vẽ Graffiti trứ danh, bộ môn này bắt đầu được công chúng nhìn nhận nghiêm túc hơn.

Bức họa “Untitled” của Jean-Michel Basquiat được bán với mức giá kỷ lục hơn 110 triệu USD. Các tác phẩm nổi bật của của Basquiat nói lên sự đen tối, những thử thách và tổn thương mà người da đen ở Mỹ phải trải qua.

Rất nhiều nghệ sĩ graffiti mạo hiểm sự an toàn của họ để sáng tạo nghệ thuật vì nó vẫn còn là hình thức bất hợp pháp ở một số quốc gia. Một số chủ đề trong nghệ thuật của họ bao gồm sự bất công, khoảng cách giàu nghèo và vi phạm nhân quyền. Đôi khi, nghệ thuật graffiti mang đến những vấn đề chính trị và xã hội cho một lượng lớn khán giả hoặc đơn giản nghệ thuật graffiti giải trí cho người xem và trang trí các bức tường thành phố.

“Girl with Balloon” là một trong những tác phẩm nối tiếng nhất của Banksy. Phong cách hình ảnh của ông mang đến những thông điệp chính trị. Đến nay vẫn chưa ai biết danh tính của Banksy.

Graffiti như bùng nổ khi bước vào thế kỷ 21, đặc biệt là với các nghệ sĩ đường phố đã bắt đầu hành trình graffiti của họ từ những năm 1990. Vào cuối thế kỷ 20, Shepard Fairey và Banksy chính là hai nghệ sĩ đã góp công lớn thay đổi bộ mặt của nghệ thuật đường phố. Sự bùng nổ của nghệ thuật đường phố trong đầu thế kỷ 21 còn có sự góp sức của cái tên Cyril Kongo. Thuộc thế hệ những nghệ sĩ graffiti đời đầu tại Pháp, Kongo luôn nỗ lực tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng đưa graffiti vượt ra khỏi cái nhìn khắt khe của giới nghệ thuật, trở thành một môn nghệ thuật được công nhận

Nghệ sĩ graffiti Cyril Kongo

Kongo bắt đầu tiếp xúc Graffiti khi sống tại Congo (1975-1976), đất nước có tinh thần rất lạc quan và yêu màu sắc, yêu cái đẹp. Cũng từ đây anh có rất nhiều người bạn da màu. Kongo chia sẻ: “Khi tôi 16 tuổi, hip-hop bước vào cuộc sống của tôi thông qua những người bạn vừa trở về từ New York với phong cách và thể loại âm nhạc mới. Năng lượng của họ rất lớn. Graffiti là một yếu tố của hip-hop, và một cách tự nhiên, tôi đã bị nó cuốn hút.”. Trở lại Pháp cuối những năm 1980, Kongo bỏ học, bắt đầu sự nghiệp bằng cách vẽ trên mọi bức tường ở thủ đô và vùng ngoại ô Paris.

Tác phẩm “Hamiltoniens” của Cyril Kongo dựa vào khái niệm vật lý cơ học Halmiton, là nền tảng trong cơ học lượng tử, giải thích về sự chuyển động của các vật thể ở cấp độ vi mô nhưng ở những hệ động lực phức tạp hơn, như quỹ đạo hành tinh.

Bản thân là một nghệ sĩ Graffiti, Kongo luôn muốn truyền tải tinh thần joie de vivre – tận hưởng cuộc sống một cách phóng khoáng – thông qua những tác phẩm của mình. Hơn thế, xem tranh của Kongo không chỉ là để hướng đến những năng lượng tích cực, mà còn là để học hỏi thêm triết lý và những kiến thức mới. Là một người nghệ sĩ kính nghiệp, Kongo cũng thể hiện phong cách của một nghệ sĩ graffiti qua trang phục của mình. Bạn sẽ thấy mũ bóng chày (snapback) xuất hiện hầu hết trong những trang phục thường ngày của Kongo, thậm chí đôi khi ông cũng đeo những chiếc vòng to bản đâm chất hip-hop.

Phong cách của Cyril Kongo

Gần đây nhất Cyril Kongo Vietnam Gallery đã đồng hành cùng các nghệ sĩ Việt Nam thực hiện ba tác phẩm thể nghiệm, kết nối chất liệu lấy cảm hứng từ văn học, Chèo, đàn tranh với nhạc điện tử và hip-hop cùng hoà quyện. Cyril Kongo đã chia sẻ rằng, ông đã được đi nhiều nơi, lớn lên trong sự giao thoa của nhiều nền văn hoá và đã thấy nhiều quốc gia, dân tộc và cá nhân thành công nhờ vào việc phát huy bản sắc, hip-hop là một ví dụ điển hình nhất. Vì vậy ông rất muốn khuyến khích các nghệ sĩ Việt Nam khai thác và phát triển chất liệu văn hoá truyền thống để cùng vươn ra thế giới.

Tác giả: Đẹp Online

16/09/2021, 15:14