Giúp trẻ dưới 1 tuổi phát triển nhanh thị giác và thính giác - Tạp chí Đẹp

Giúp trẻ dưới 1 tuổi phát triển nhanh thị giác và thính giác

Sống

Về thị giác

Tháng thứ nhất sau khi trẻ được sinh ra đã phản ứng về cảm giác đối với ánh sáng. Sau mấy ngày có thể phân biệt được sáng và tối, đồng thời đối với sự biến đổi của sáng và tối của tia sáng có sự phản ứng tương ứng. Vận động của mắt chưa nhịp nhàng. Đa số có hiện tượng nhìn xiên lệch từng lúc hoặc vận động nhãn cầu ở hai bên mắt không đối xứng. Nói chung, sau 2-3 tuần hiện tượng đó không còn nữa. Khi đó có thể thường xuyên thay đổi phương hướng nằm của trẻ và dùng các băng vải màu hoặc đèn pin có bọc vải đỏ để hấp dẫn trẻ chú ý nhìn, gây sự hứng thú của trẻ.

Khi trẻ được 2-3 tháng: Thị lực tương đối tập trung, có thể dõi theo các vật thể di động theo phương hướng ngang bằng và vận động xung quanh vòng tròn, chú ý nhìn được cự li 4-7 mét. Khi đó có thể dùng đồ chơi màu sắc tươi đẹp để đùa vui với trẻ hoặc là treo ở trên cọc giường. Cha mẹ có thể lúc đến gần, lúc ra xa để đùa vui với con; bế con ra ngoài đi dạo để con có thể tiếp xúc với thiên nhiên rộng lớn.

 

Khi trẻ được 4-5 tháng: Có thể phân biệt được màu sắc, trẻ đặc biệt thích màu đỏ. Thị giác đã có mối liên hệ với thính giác. Biết dùng thị giác để dõi tìm nguồn âm thanh. Thị giác và động tác đã có sự kết hợp nhịp nhàng, có thể dõi theo phương hướng của tầm nhìn để nắm bắt vật thể có mục đích, có thể phân biệt được biểu đạt tình cảm ôn hòa và bực tức của người lớn. Thích soi gương. Khi đó, đồ chơi, trang phục, vật dùng trong sinh hoạt của trẻ cần cố gắng chọn những màu sắc tươi đẹp, như vậy sẽ có lợi cho sự phát triển cảm nhận về màu sắc. Người lớn cần với biểu cảm vui tươi, dịu dàng âu yếm khi tiếp xúc với trẻ.

Khi trẻ được 6-7 tháng: Có thể nhận biết được sự to nhỏ, hình dạng của vật thể cũng như đậm nhạt của màu sắc. Nhìn chăm chú vào vật thể ở cách xa, như ô tô chạy, chim bay, ánh sáng của mặt trăng. Có thể phát hiện ra được những vật thể lạ hoặc những người lạ ở trong nhà và nhìn chăm chú vào đấy. Khi đó có thể mở rộng tầm nhìn của trẻ, thường xuyên bế trẻ ra ngoài nhà ngắm nhìn hoa cỏ, chim muông, cây cảnh. Chọn các đồ chơi thích hợp với trẻ.

Khi trẻ được 12 tháng: Trẻ đã biết bò, biết đứng vững hoặc chập chững đi; thích quan sát các sự vật mà trẻ cảm thấy hứng thú trong sinh hoạt thường ngày. Khi đó có thể dẫn trẻ ra cách đồng, vườn hoa, vườn cây trái chơi để mở rộng tầm mắt.

Về thính giác

Nghe so với nhìn càng làm cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chú ý hơn, chỉ cần một âm thanh nhỏ cũng đều sẽ gây sự cảnh giác của trẻ. Trẻ học nói chính là trước nghe sau nói, huấn luyện thính giác cho trẻ thời kì dưới 1 tuổi sẽ giúp rất lớn sự phát triển nhanh ngôn ngữ của trẻ.

Khi trẻ được 1 tháng: Khi trẻ vừa được sinh ra, trong tai còn đầy những nước ối, thính lực rất yếu. Sau 2-3 tuần thính giác dần dần sáng rõ, khi nghe thấy âm thanh sẽ có những biểu hiện như vận động thân thể và chân tay, nhịp đập của tim tăng nhanh, chớp mắt. Khi đó cha mẹ có thể mở băng ca nhạc du dương nhẹ nhàng, đối với tiếng nói chuyện của mẹ trẻ đã có những phản ứng, bắt đầu phân biệt được nguồn âm thanh, tiếng nói và ngoảnh đầu hướng về nguồn âm thanh tiếng nói đó. Cũng có thể gọi tên trẻ hoặc mở băng nhạc hoặc các bài hát ru, các bài hát du dương trữ tình cho trẻ nghe.

Khi trẻ được 4-5 tháng: Trẻ có thể phân biệt được tiếng nói của những người khác nhau, khi nghe thấy tiếng nói của mẹ, trẻ rất vui sướng, thậm chí có thể “bi bô” phát âm theo. Khi đó cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đùa vui với trẻ, dẫn trẻ ra bên ngoài đi dạo để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên rộng lớn.

Khi trẻ được 6-7 tháng: Trẻ đã có thể phân biệt được những thanh điệu nghiêm khắc và dịu êm hài hòa, thính giác đã có mối liên hệ khớp với thị giác, nghe biết được tên gọi mình, có thể dùng 2 mắt dõi tìm người gọi. Khi đó có thể cùng chơi trò “tim òa”, “bịt mắt bắt dê” với trẻ, nói chuyện với trẻ, làm cho trẻ phân biệt được các loại âm thanh khác nhau.

Khi trẻ được 8-10 tháng: Trẻ bắt đầu hiểu được tiếng nói của người lớn, đối với những câu hỏi của người lớn, trẻ có thể biểu lộ tình cảm, động tác và âm thanh để trả lời. Có thể bắt chước một số những tiếng phát âm đơn giản, như “mẹ”, “bố”, “bà”. Khi đó cha mẹ nói cần phải chú ý phát âm thật chính xác làm cho trẻ bắt chước, kết hợp những sự vật trong cuộc sống hàng ngày với nói chuyện cùng trẻ, làm cho trẻ tỏ lộ động tác hoặc biểu cảm ứng đáp.

Khi được 11-12 tháng: Trẻ có thể nghe hiểu được câu nói có 3-4 tiếng hợp thành, bắt đầu dùng từ đơn để biểu đạt mong muốn và yêu cầu của mình. Khi đó có thể thông qua một số những trò chơi, câu nói làm cho trẻ nghe được để thúc đẩy trẻ nói, giúp trẻ kiến lập được mối liên hệ giữa nghe và nói, đặt nền móng cho việc học tập nói chuyện của trẻ.

Theo Đời sống gia đình

Thực hiện: depweb

07/01/2013, 16:56