Giải oan cho đồ ăn vặt - Tạp chí Đẹp

Giải oan cho đồ ăn vặt

Làm Đẹp

Có hơn 15 loại chất béo bão hòa xưa nay vẫn bị “kết tội” gây hại cho sức khỏe, ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng cũng gạt chúng ra khỏi thực đơn. Nhưng thực ra, một số loại trong đó lại rất có ích đối với tim. Đây là một tin đáng mừng bởi những đồ ăn có hàm lượng chất béo cao thường là những đồ ăn ngon và là món khoái khẩu của nhiều người. 

Có những món ăn vặt trước kia luôn bị cảnh báo về những nguy cơ gây hại cho cơ thể thì nay khoa học đã chứng minh hoàn toàn ngược lại!

Chất béo bão hòa, một khi đã mang “tiếng xấu” thì cũng không thể “gột rửa” trong ngày một ngày hai. Và không chỉ mỗi chất béo bão hòa bị mang tiếng oan như vậy. Khoa học đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng để có thể kết luận chính xác những loại thực phẩm nào đã bị “kết tội” một cách không công bằng như vậy. Và đây là kết quả:

 
 

Chúng bị cho là có hại vì…

 Thực chất thì…

 Lời khuyên

 Snack

 Loại đồ ăn này thực chất được chế biến từ da lợn, sau đó được sấy khô đến kiệt nước, vì vậy không mấy giá trị…

Trong 28,5g snack chứa 17g chất đạm và ít chất béo hơn so với lượng khoai tây chiên tương tự và không có hydratcacbon. Còn nữa, 43% chất béo có trong bóng bì là chất béo không bão hòa và hầu hết là axit oleic – loại chất béo có ích có trong dầu oliu. 13% lượng chất béo tiếp theo là axit stearic, một loại chất béo bão hòa không có hại (không làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể).

Chọn loại snack được chế biến trong lò vi sóng thay vì sấy khô. Loại snack này, mỗi khẩu phần chứa chỉ khoảng 4g chất béo, có nghĩa là hàm lượng calo thấp hơn và ít ngậy hơn các loại snack khác.

Đồ uống có cồn
 
    
  

Có giá trị dinh dưỡng thấp. Đã thế còn khiến các đấng mày râu ngày càng trở nên “tốt bụng”

Trong một nghiên cứu với hơn 18.000 người, các nhà khoa học của trường Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng những người uống trung bình 2 ly rượu mỗi ngày trong suốt 5-7 ngày mỗi tuần lại có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Buffalo cũng kết luận rằng những người uống với lượng vừa phải đều đặn mỗi ngày có lượng mỡ bụng ít hơn so với những người không uống đều đặn hay cứ nửa tháng mới uống từ 1 – 2 lần nhưng mỗi lần lại uống tận 4 ly.

Nên dùng rượu vang đỏ. Loại vang này chứa chất chống ôxy hóa giúp ngừa bệnh tốt hơn bất cứ một loại đồ uống có cồn nào khác. Chẳng hạn như loại vang đỏ Santa Barbara County sản xuất năm 2002 – 2004. Đây là những năm được coi là năm sản xuất rượu tốt nhất vì thu hoạch được loại nho ngon.

Thịt bò khô
 
  
  
 

Chứa các chất bảo quản.

 Có hàm lượng đạm cao và không làm tăng hàm lượng insulin (một loại hocmon làm tăng lượng mỡ dự trữ). Chính vì thế, thịt bò khô là món ăn lý tưởng cho các bữa ăn nhẹ, đặc biệt khi bạn đang cố gắng giảm cân. Và trong khi có một số nhãn hiệu thịt bò khô trong thành phần chứa nhiều natri như MSG và nitra natri thì một số nhãn hiệu hoàn toàn không chứa các chất bảo quản loại này.

 Hãy chọn loại thịt bò khô không chứa chất bảo quản và được chế biến từ thịt nạc bò. Các nghiên cứu cho thấy, không giống như các loại thịt từ con vật nuôi bằng ngũ cốc, thịt bò (ăn cỏ) chứa các chất béo omega-3 có lợi cho cơ thể.

 Kem chua
 
 
  

90% thành phần calo được chiết xuất từ chất béo và ít nhất một nửa trong số đó là chất béo bão hòa.

 Mặc dù tỷ lệ chất béo cao nhưng xét về lượng thì không cao. Nếu tính một khẩu phần kem chua tương đương với 2 thìa cà phê thì một khẩu phần chỉ cung cấp 52 calo (bằng một nửa so với lượng calo có trong một thìa sốt mayonnaise) và ít chất béo bão hòa hơn so với một cốc 340g sữa đã được giảm 2% chất béo.

Nên chọn loại kem chua còn nguyên hàm lượng chất béo vốn có. Chất béo sẽ giúp bạn no lâu hơn.

Trái dừa
 
  
  
 

Dừa chứa nhiều chất béo bão hòa hơn bơ. Vì vậy, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng ăn dừa sẽ gây tắc động mạch.

 Mặc dù dừa chứa nhiều chất béo nhưng nó lại có thể là tác nhân hạn chế các yếu tố gây bệnh tim. Một lý do là hơn 50% của hàm lượng chất béo bão hòa là axit lauric. Một phân tích mới đây chỉ ra rằng mặc dù axit lauric làm tăng cholesterol LDL (loại có hại) nhưng đồng thời nó lại kích thích tăng lượng cholesterol HDL (loại có ích) nhiều hơn thế. Điều này có nghĩa là nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng chất béo còn lại hầu như hoàn toàn là loại axit béo không ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol.

Ăn dừa nạo không đường, nhưng cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng calo cao sẽ khiến bạn no lâu. 

 Sôcôla
 
  
 

Có hàm lượng đường và chất béo cao.

 Cacao giàu flavonoid – chất có lợi cho tim (có trong rượu vang đỏ và trà xanh). Sôcôla đen được coi là tốt nhất. Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia dinh dưỡng đã kết luận: ăn một lượng sôcôla đen chứa 100mg flavonoid giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm nguy cơ măëc bệnh tim. Thế còn về chất béo thì sao? Hầu hết chất béo trong sôcôla đen đều là axit stearic và axit oleic – loại chất béo có ích. 

Nên chọn sôcôla CocoaVia. Mỗi thanh sôcôla 100 calo chứa 100mg flavonoid. Thêm vào đó, sôcôla đã được bổ sung thêm phytosterol, một loại chất béo giúp giảm lượng cholesterol.

Đồ ăn vặt – những điều lý thú

1. Bánh Margarita pizza là loại bánh pizza đầu tiên ra đời và được trân trọng dâng lên cho nữ hoàng Ý Margharita nhân dịp bà đến thăm xứ Naples cuối thế kỷ 19. Chiếc bánh đầu tiên này rất đặc biệt bởi nó được tô điểm bằng sắc màu của lá cờ Ý: màu trắng của pho mát, màu xanh lá của húng quế và màu đỏ tươi của cà chua.

2. Mặc dù món khoai tây chiên được gọi là “French fries” nhưng nguồn gốc của món ăn vặt được nhiều người ưa thích này lại chẳng hề dính dáng đến nước Pháp. Khoai tây chiên ra đời đầu tiên tại Bỉ vào năm 1876. Từ “French” ở đây không ám chỉ gì đến nước Pháp mà chỉ đơn giản là mô tả cách thái khoai tây trước khi chế biến!

3. “Ăn kem thì đương nhiên sẽ mát rồi!” Chắc chắn bạn sẽ phải thay đổi quan niệm này bởi mặc dù kem thì mát lạnh thật đấy nhưng thực ra nó lại làm cho cơ thể nóng lên do chứa nhiều calo.
 
Đồ ăn vặt lý tưởng cho trẻ

1. Khoai tây chiên: Là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, calo và chất xơ. Nếu được chế biến kỹ với dầu hoặc được phủ một lớp dầu và đem nướng trong lò thì món khoái khẩu này sẽ chẳng gây hại gì, tất nhiên trừ trường hợp con bạn đang có xu hướng bị mắc chứng béo phì bởi thực đơn dành cho trẻ béo phì cần hạn chế tối đa những đồ chiên rán do có hàm lượng calo cao.

2. Bánh burger: Được làm với thịt nạc và đem nướng hoặc rán khô, món bánh burger là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất sắt, các vitamin B và chất đạm cho trẻ.

3. Hạt đậu nướng: Có hàm lượng protein và chất xơ cao trong khi hàm lượng chất béo lại rất thấp.

4. Bánh mì trắng: Nguồn cung cấp canxi và rất tốt cho trẻ vốn không cần nhiều chất xơ tiêu hóa như người lớn. Nên mua loại bánh mì trắng chế biến từ lúa mỳ hạt cứng và có chất lượng đảm bảo.

5. Sôcôla: Chứa chất sắt và canxi. Nếu trẻ không bị béo phì thì đây là món ăn nhẹ tốt hơn nhiều so với kẹo.

6. Bánh Pizza: Có đủ canxi, vitamin C cũng như chất xơ nên rất tốt cho trẻ. Nên chọn loại pizza rau thay vì loại pizza thịt có nhiều chất béo.

7. Kem: Cung cấp canxi và chất đạm. Tốt nhất là dùng kem hoa quả thay món tráng miệng cho trẻ. 
 
Đồ ăn dinh dưỡng – tưởng vậy mà không phải vậy

Không ít đồ ăn này đã được “đánh bóng” với tên gọi “đồ ăn dinh dưỡng”. Nhưng đã đến lúc chúng phải được nhìn nhận lại…
 
Các loại bánh chế biến từ gạo

Mặc dù có hàm lượng calo thấp nhưng các loại bánh này lại thiếu vitamin, các chất khoáng, chất xơ và thực ra không thể nào làm cho bạn no được. Tồi tệ hơn, chúng còn làm tăng lượng đường trong máu và insulin nhanh hơn và cao hơn so với đường ăn hay bánh mì trắng. Kết quả là, cơ thể của bạn bắt đầu tích trữ thay vì đốt cháy chất béo. Ngoài các loại bánh này ra thì bỏng ngô cũng là một loại đồ ăn cản trở quá trình hấp thụ của cơ thể bạn. 
 
Thanh Granola

Vì được chế biến từ các thành phần tự nhiên nên chúng được coi là một lựa chọn hợp lý bên cạnh kẹo. Vấn đề là hầu hết thanh granola đều dùng nguyên liệu chính là chất ngọt làm từ hạt ngô. Đây là một trong những thành phần rất tích cực trong việc chuyển hóa hydratcacbon thành chất béo. 
 
Bánh cracker làm từ lúa mì

Hầu hết đều có giá trị dinh dưỡng thấp. Và nếu chúng không chứa bột ngũ cốc hay bột mì là loại bột nguyên liệu đầu tiên và duy nhất trong bảng liệt kê thành phần thì có thể chúng được chế biến từ bột trắng, loại bột mì có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu và insulin (nên nhớ rằng bột trắng thường được cho là bột mì).

Cách phân biệt: nếu sản phẩm chứa ít hơn 2 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn thì rất có thể sản phẩm đó làm từ chất bột không phải là bột ngũ cốc./.

Thực hiện: depweb

22/08/2006, 16:50