Delta Plus được xem là phiên bản đột biến mới của biến chủng Delta. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Anh và theo sau là 27 quốc gia khác. Delta Plus có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, nhưng chưa có dữ liệu nào cho thấy nó sẽ vượt mặt Delta hay vô hiệu hóa các phác đồ điều trị. Mặc dù chưa được xếp vào danh sách các biến thể cần sự lưu tâm đặc biệt, sự phát triển của biến chủng này vẫn đang được theo sát bởi Anh, Mỹ, Nga và hàng loạt quốc gia trên thế giới.
Delta Plus là biến thể của Delta – biến chủng lây lan tại Việt Nam trong suốt 4 tháng qua. Anh là nước đầu tiên ghi nhận Delta Plus trong các ca nhiễm, theo sau là 27 quốc gia khác như Israel, Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Đan Mạch và Nga.
Biến thể Delta Plus có hầu hết các đặc điểm tương tự như Delta, nhưng xuất hiện một số đột biến mới như Y145H, A222V và K417N. Hiện các chuyên gia chưa xác định được các đột biến này có ảnh hưởng thế nào đến tốc độ lây nhiễm của biến chủng mới. Tuy nhiên, trong các biến thể Beta và Gamma trước đây, chính đột biến K417N đã giúp các biến thể này kháng được vaccine.
Hiện tại, biến thể Delta Plus đã được Cơ quan An ninh y tế Anh đưa vào danh sách các biến thể cần được theo dõi điều tra. Vài ngày sau đó, giám đốc CDC Mỹ (Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh) cũng ra thông báo sẽ thận trọng theo sát đường đi của biến thể này.
Dựa trên dữ liệu từ các ca nhiễm hiện có, các chuyên gia cho rằng triệu chứng nhiễm biến thể Delta Plus không khác biệt đáng kể so với Delta. Bệnh nhân nhiễm biến thể Delta Plus có thể có các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, ho khan, đau mỏi cơ, đau họng, viêm kết mạc, phát ban, mất vị giác hoặc khứu giác, đau đầu, tức ngực khó thở, mất giọng, tiêu chảy, suy giảm thính lực. Sự khác biệt duy nhất được ghi nhận cho đến nay chính là Delta Plus có khả năng chống lại kháng thể đơn dòng. Nghĩa là, kháng thể đơn dòng, một trong những phương pháp điều trị Covid hiện nay sẽ có thể bị vô hiệu hóa.
Theo Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền học thuộc Đại học London (Anh), biến thể Delta Plus có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn biến thể Delta khoảng 10%-15%. Tuy nhiên, hiện Tổ chức y tế thế giới (WHO) vẫn chưa xếp Delta Plus vào danh sách các biến thể cần được đặc biệt quan tâm. Hiện cũng chưa có bằng chứng cho thấy Delta Plus làm tăng khả năng trở nặng của bệnh nhân hay kháng lại các phác đồ điều trị. Tuy nhiên, tình thế có thể sẽ thay đổi nếu biến thể này có bước đột phá bất ngờ.
Câu trả lời là có, trong điều kiện Delta Plus chưa có bước đột phá mới nào. Giới khoa học trên thế giới khẳng định rằng vaccine hiệu quả với Delta cũng sẽ hiệu quả với các biến thể phụ của nó, bao gồm Delta Plus.