Giấc ngủ “tố tội” sức khỏe

Nếu mất ngủ kéo dài, nó có thể gây cản trở đến cảm xúc và cơ thể bạn với tất cả hoạt động trong ngày, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, hiệu suất công việc giảm sút và đặc biệt là không thể tập trung. Bạn biết điều gì về chứng mất ngủ và làm thế nào để cải thiện tình hình nếu giấc ngủ của bạn đang gặp trục trặc?.

Chứng mất ngủ “ngắn hạn” được biểu hiện qua dấu hiệu thường xuyên không ngủ được vào một đêm hoặc xảy ra trong các tuần. Còn nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên, không theo một quy luật giờ giấc nào, đó là mất ngủ liên tục. Khi mất ngủ kéo dài lâu hơn một tháng và vào ít nhất ba đêm/ một tuần, có thể bạn đã bị mất ngủ mãn tính.


Người ta ước tính rằng, 10% đến 15% người trưởng thành bị mất ngủ mãn tính, và khoảng 25% đến 35% dân số gặp phải chứng mất ngủ “ngắn hạn”.

Mặc dù mỗi người một thể trạng khác nhau và cơ thể cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng một ngày. Mất ngủ có thể là hệ quả của những hành động sau:

–    Thức dậy nhiều lần trong đêm, gặp khó khăn để có thể ngủ tiếp.
–    Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
–    Thức dậy sau một giấc ngủ mệt mỏi, mộng mị, không có cảm giác thoải mái, dù ngủ đủ thời gian trong đêm.

Phụ nữ và người già dễ bị mất ngủ
Phụ nữ có khả năng mất ngủ cao hơn gấp hai lần so với nam giới. Thông thường, chứng mất ngủ liên quan đến mang thai, kinh nguyệt, thời kì mãn kinh và sự lão hóa. Vì vậy sự phổ biến của chứng mất ngủ cũng xảy ra với người lớn tuổi.


Nguyên nhân của chứng mất ngủ

Căng thẳng


Căng thẳng xảy ra trong cuộc sống, công việc, xáo trộn cảm xúc..v..v.. và là nguyên nhân chiếm số đông trong hầu hết các trường hợp mất ngủ. Giấc ngủ bị rối loạn có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian căng thẳng gây ra và tồn tại trong bạn.

Vấn đề về nhịp độ sinh học cơ thể

Chứng mất ngủ có liên quan đến việc đồng hồ sinh học cơ thể bạn bị đảo lộn so với chu kỳ ngủ  – thức dậy thông thường 24h/ 1 ngày. Rối loạn nhịp độ sinh học có thể do nguyên nhân môi trường (công việc làm theo ca, làm việc trên máy bay, tàu, xe cộ… , sự thay đổi lịch trình bất ngờ..v..v..) hoặc đơn giản là cơ thể bạn có vấn đề thật sự về nhịp độ sinh học.

Chất lượng môi trường ngủ thấp

Các yêu cầu về môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ như tiếng ồn, nhiệt độ ánh sáng, hoặc việc ngáy ngủ cũng có thể khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng không nhỏ.

Nếu bạn đang điều trị bệnh…

Một số loại thuốc có thể gây mất ngủ, nếu bạn đang phải điều trị một số căn bệnh như: cảm lạnh, thuốc tránh thai, hen suyễn, cao huyết áp, bệnh về tuyết giáp, thuốc giảm đau, thuốc trị/ chống trầm cảm.


Cách điều trị


Nếu bạn xác định được nguyên nhân mất ngủ do những thay đổi trong công việc, thói quen sinh hoạt… thì phương pháp chữa trị chứng mất ngủ cũng không quá cầu kì:

Đảm bảo điều kiện cần cho giấc ngủ:

–    Tránh ngủ trưa quá nhiều
–    Tập thể dục thường xuyên
–    Tránh uống rượu, đồ uống có nicotine và caffeine trước khi ngủ
–    Đặt đồng hồ báo thức và có thói quen đi ngủ hoặc thức dậy vào các khung giờ nhất định
–    Sắp xếp phòng ngủ sao cho thoải mái, dễ chịu nhất.

Bạn cũng có thể tham khảo một số liệu pháp trị liệu, lời khuyên hoặc hướng dẫn để đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngon giấc hơn:


–    Các phương pháp trị liệu giúp thư giãn: Phương pháp này nhằm giảm stress và mệt mỏi trong cơ thể, giúp tinh thần ổn định, cơ bắp thư giãn và ngủ ngon hơn.
–    Các phương pháp trị liệu giúp điều hòa: Cơ thể đi vào nề nếp với ngủ và thức dậy đúng giờ.
–    Các phương pháp trị liệu giúp cân bằng: Bạn sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, bắt đầu bằng việc bỏ các thói quen đọc sách hoặc xem TV trước khi đi ngủ.

Điều cuối cùng là nếu bạn gặp chứng mất ngủ thường xuyên và không thể khắc phục, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Phí Minh Tân (Theo Shoppinglifestyle)


From the same category