Giấc mơ mang tên “Eréka!”

Đang có một vấn đề cực kỳ đau đầu, bạn cố gắng giải quyết mà chưa đâu vào đâu? Nếu là bạn, chúng tôi sẽ… đi ngủ! Thật đấy, theo tiến sĩ Deirdre Barrett, tác giả cuốn The Committee of Sleep, khi bạn ngủ, khu vực điều khiển nhận thức gồm phần vỏ não phía trước trán sẽ ngưng hoạt động. Đây là khu vực kiểm soát suy luận logic và giải quyết các vấn đề có tính ràng buộc với xã hội. Nói một cách dễ hiểu, phần này giúp bạn cân nhắc nên và không nên làm gì để phù hợp với chuẩn mực. Khi phần kiểm soát này “đóng băng”, khả năng suy nghĩ và quyết định sẽ được thả lỏng. Vì thế, những giải pháp cơ thể nảy sinh mà bình thường bạn không thể nghĩ tới.

Bạn biết không, nếu chịu khó “luyện tập” cho não bằng 3 bước đơn giản dưới đây, bạn có thể dễ dàng để những quyết định tự nhiên đến trong giấc ngủ. Tỉnh dậy, những bối rối của bạn sẽ nhường chỗ cho sự sáng suốt và quyết định đúng đắn nhất.

 

Bước 1: Đưa rắc rối vào tiềm thức

Bạn hãy thử nhớ lại tất cả những mộng mị của mình. Không phải tự nhiên mà đôi lần bạn nằm mơ thấy mình nhảy từ vách đá cao xuống đất, ngã từ tòa nhà cao tầng rồi sợ đến giật mình tỉnh giấc. Hay hình ảnh chú thỏ bông thuở bé, những người thân bỗng xuất hiện trong giấc mơ. Bạn thắc mắc điều này liên quan gì với việc tìm ra câu trả lời cho khó khăn trong cuộc sống?

Thật ra là có đấy. Tiến sĩ Ernest Hartmann, tác giả cuốn The Nature and Functions of Dreaming, cho biết: “Khi một chuyện “vất vưởng” trong tâm trí lúc đang buồn ngủ, nhiều khả năng bạn sẽ mơ về nó. Càng ngẫm nghĩ nhiều, bạn càng có khả năng tìm ra giải pháp chi tiết”.

Thậm chí, bạn có thể gạch đầu dòng ngắn gọn vấn đề khó khăn của mình ra giấy trước khi say giấc nồng. Hành động viết đã được chứng minh có thể kết nối ý tưởng trong đầu. Nếu có thể, bạn thử đặt một đồ vật có liên quan đến vấn đề cần giải quyết ở đầu giường, tấm ảnh của anh chàng bạn trai mà bạn đang giận dỗi, chẳng hạn.

Tuy nhiên, đừng lấy những vấn đề quá nhỏ nhặt như việc mặc gì khi đi phỏng vấn, cách làm trắng da hơn… để liệt vào danh sách những khó khăn cần giải quyết nhé.

Theo tiến sĩ Hartmann, phương pháp “đẩy” suy nghĩ vào não trước lúc đi ngủ chỉ hoạt động hiệu quủa khi vấn đề cần giải quyết là việc cực kỳ quan trọng như những khúc mắc với các mối quan hệ hay chướng ngại trong công việc. Vấn đề càng quan trọng bao nhiêu thì khả năng bạn tìm ra giải pháp sẽ càng lớn bấy nhiêu.

Bước 2: Ghi chép để không lãng quên

Để những giải pháp không bị trôi tuột ra khỏi đầu sau khi thức dậy, bạn hãy đặt ở đầu giường chiếc điện thoại di dộng có ứng dụng viết ghi chú hoặc một mảnh giấy cùng bút viết. Tỉnh dậy giữa đêm, bạn có thể ghi lại những mách bảo từ giấc mơ.

 

“Những mộng mị thường trôi qua rất nhanh, vì vậy, bạn hãy cố gắng ghi lại những gì có thể nhớ. Càng chi tiết càng tốt, cụ thể như các từ ngữ, ý tưởng, ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, tình huống… để có thể kết nối lại vấn đề. Rất cả khả năng trong lúc này, các giải pháp sẽ được bạn tìm ra”, tiến sĩ Barret cho biết.

Bước 3: Điều chỉnh những giải pháp

Khi tỉnh giấc, bạn đừng vội ra khỏi giường ngay. Hãy nằm lại thêm một chút nữa và hồi tưởng lại những gì còn nhớ trong giấtóc mơ. Lúc này, tốt nhất là bạn ghi lại tất cả vào giấy.

“Một điều rất quan trọng là bạn phải cố gắng ghi nhớ càng nhiều và càng nhanh càng tốt. Lý do là khi bạn đã tỉnh táo và phải làm việc, bộ não sẽ bị phân tán để xử lý nhiều thông tin khác. Điều này làm cho những câu trả lời xuất hiện trong giấc mơ bị lu mờ”, tiến sĩ Barret nói.

Cuối cùng, đừng quên điều chỉnh lại giải pháp trong mơ cho phù hợp. Khi tìm ra câu trả lời trong khi ngủ, khu vực điều khiển nhận thức với chuẩn mực xã hội bị “tắt tam thời”. Vì vậy, hãy cân nhắc và sửa lại giải pháp một chút để có kế hoạch và hành động đúng chuẩn ở thế giới thực.

Theo Cosmopolitan


From the same category