Nguyên nhân: Do bệnh cao huyết áp, bệnh tim, chứng đau nửa đầu hoặc thiếu ngủ.
Giáo sư Jim Horne, chuyên gia về giấc ngủ của Đại học Loughborough cho biết, các loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp có thể gây ra những giấc mơ khó chịu. Những loại thuốc này có tác dụng mở rộng mạch máu và các chuyên gia tin rằng, nó gây nên tình trạng mất cân bằng của một số loại “hóa chất” trong não, từ đó gây ra những cơn ác mộng.
Những cơn ác mộng có thể xuất phát từ thiếu ngủ, bênh cao huyết áp,
bệnh tim hay chứng đau nửa đầu.
Những cơn ác mộng cũng có thể liên quan đến một trái tim không khỏe mạnh, đây là kết luận được rút ra từ cuộc nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Y khoa Hà Lan. Cuộc nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 6.000 người và đã phát hiện ra, người có nhịp tim bất thường sẽ gặp những cơn ác mộng nhiều hơn gấp ba lần so với người khác. Có điều này do, những người có vấn đề về tim cũng có thể sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, từ đó làm giảm nồng độ ôxy đưa lên não.
Những cơn ác mộng cũng có thể là một cảnh báo về chứng đau nửa đầu sắp xảy ra. Một cuộc nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 37 người đã cung cấp cho các nhà khoa học những số liệu cho thấy, những cơn ác mộng liên quan đến sự tức giận, hung hăng có thể báo hiệu cho chứng đau nửa đầu sau đó. Theo các chuyên gia, chính những cơn đau đầu tiềm ẩn đã gây ra những thay đổi ở não và dẫn đến việc xuất hiện những giấc mơ.
Thiếu ngủ cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra những cơn ác mộng. Ngủ quá ít gây ra tình trạng tê liệt khi ngủ. Tình trạng này khiến một số người không thể cử động trong một vài phút sau khi họ thức. Ở một số người, nó còn gây ra tình trạng giống như bị ai đó ép lên ngực và họ không thế cử động, di chuyển tay chân. Thật may là tình trạng này chỉ kéo dài từ 1 – 2 phút.
Mơ nhiều hơn bình thường
Nguyên nhân: Do cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh, hormone thay đổi, những cơn đau mãn tính hoặc ngừng sử dụng thuốc trầm cảm.
Giáo sư Horne cho biết, nhiệt độ trong phòng quá nóng hay quá lạnh đều có thể khiến chúng ta mơ nhiều hơn bình thường. Khi giấc ngủ bị xáo trộn do nhiệt độ, chúng ta sẽ tỉnh giấc và ngủ lại nhiều lần trong đêm, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta nhớ nhiều giấc mơ hơn.
Bạn bỗng dưng mơ nhiều hơn bình thường cũng là cách để cơ thể báo về
một sự thay đổi nào đó của cơ thể.
Sự thay đổi hormone của phụ nữ cũng có thể khiến họ mơ nhiều hơn bình thường. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường cảm thấy khó chịu, đau bụng và đầy hơn. Điều này khiến giấc ngủ của phụ nữ chập chờn, từ đó khiến họ có nhiều giấc mơ ngắn.
Mơ nhiều cũng xuất hiện ở những người ngừng uống thuốc trầm cảm. Bởi, thuốc trầm cảm thường được sử dụng để giảm giấc ngủ REM (giấc ngủ có những giấc mơ) và khi không có sự tác động của thuốc nữa, những người này sẽ có giấc ngủ chập chớn, từ đó họ có nhiều giấc mơ ngắn.
Mơ bị tấn công
Nguyên nhân: Có thể do bệnh Alzheimer hoặc Parkinson.
Tiến sĩ Oscroft, một chuyên gia về giấc ngủ tại Bệnh viện Papworth tại Cambridge, cho biết: Những giấc mơ căng thẳng như bị rượt đuổi hoặc bị tấn công có thể là những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh thần kinh Alzheimer hoặc Parkinson.
Những người thường xuyên có cảm giác lo sợ và vùng vẫy trong khi mơ cho thấy, họ đang bị rối loạn hành vi ở giấc ngủ REM. Giấc mơ kiểu này có thể khiến bạn có những hành động bất thường như tự làm tổn thương mình hay người nằm bên cạnh.
Những giấc mơ kiểu này cũng là dấu hiệu “mạnh mẽ” của bệnh Alzheimer. Những dấu hiệu từ giấc mơ có thể đến sớm hơn tới 10 năm tính so thời điểm bệnh Alzheimer xuất hiện. Theo tiến sỹ Oscroft, nếu giấc mơ kiểu này thường xuyên xuất hiện, bạn nên đến gặp bác sỹ để được giúp đỡ.
Giấc mơ làm bạn dậy sớm
Nguyên nhân: Có thể do bạn có bữa ăn tối quá nhiều chất béo, bị bệnh béo phì, căng thẳng hay stress.
Giáo sư Horne cho biết, một bữa ăn tối quá nhiều chất béo có xu hướng ở lại dạ dày lâu hơn. Điều này gây áp lực lên các van giữa dạ dày và cổ họng, gây ra hiện tượng quá nhiều axit trong dạ dày và gây ra chứng ợ nóng. Điều này xảy ra trong vài giờ đầu tiên sau khi bạn chìm vào giấc ngủ. Cảm giác khó chịu này khiến giấc ngủ của bạn không sâu, từ đó gây nên những giấc mơ đứt đoạn.
Giấc mơ đánh thức bạn dậy sớm thường là kết quả của
một bữa ăn nhiều chất béo vào đêm hôm trước hoặc bạn bị béo phì, căng thẳng hay trầm cảm.
Đối với những người bị bệnh béo phì, axit trào ngược là một hiện tượng phố biến. Bên cạch đó, lượng chất béo dư thừa gây áp lực lên các van và làm chúng yếu đi. Hai tình trạng này kết hợp làm cho giấc ngủ ở những người béo bị chập chờn khiến họ mơ nhiều và bị đánh thức dậy sớm.
Những người bị trầm cảm hay căng thẳng nghiêm trọng thời gian của ngủ sâu không nhiều. Trong khi đó, giấc ngủ REM của họ cũng xuất hiện sớm hơn so với những người bình thường. Do đó mà họ thường bị đánh thức dậy sớm vì những giấc mơ.
Giấc mơ đáng nhớ hoặc kỳ lạ
Nguyên nhân: Có thể là do rượu, nhiễm trùng, thuốc chống sốt rét hoặc thời kỳ mãn kinh.
Uống nhiều rượu vào ban đêm có thể gây ra những giấc mơ đặc biệt đáng nhớ ngay trước khi bạn thức dậy. “Họ thấy mình mạnh mẽ trong một giấc mơ sống động vào cuối đêm. Rượu ảnh hưởng đến hóa chất trong não theo một cách nào đó và gây ra những giấc mơ kỳ lạ”, giáo sư Horne cho biết.
Khi cơ thể bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch cần sử dụng tất cả sức mạnh của mình để chống lại vị khuẩn. Vì vậy mà giấc ngủ của bạn sẽ trở nên mộng mị, bạn thức dậy nhiều hơn trong đêm do cơ chế thúc đẩy việc phòng thủ.
Giáo sư Horne cũng cho biết, Mefloquine là loại thuốc chống sốt rét nổi tiếng với việc kích hoạt “giấc mơ anh hùng ca”. Giấc mơ kiểu này là những câu chuyện dài với nhiều nhân vật, màu sắc bất thường hoặc những con quái vật kỳ lạ. Theo các nhà khoa học, loại thuốc này đã phá vỡ mức độ của acetylcholine trong não (một loại chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát giấc mơ) từ đó tạo ra những “giấc mơ anh hùng ca”.
Nhiều phụ nữ cho hay, giấc mơ của họ đặc biệt sống động ở thời kỳ mãn kinh. Theo các chuyên gia, thì sự thay đổi của nồng độ hormone chính là nguyên nhân dẫn đến điều này.
Lê Anh
Biên dịch từ Dailymail
Những giấc mơ trong thời kỳ bầu bí cũng ấn chứa nhiều thông điệp.
Hãy khám phá nó trên Đẹp Online.