Giả đồng tính để chứng tỏ… sành điệu

Bắt chước nhau… đồng tính

Có hai xu hướng mà những người trẻ bắt chước đó là giả đồng tính nam (gay) và giả đồng tính nữ (lesbian). Theo một số nhà tâm lý học, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng giả đồng tính là bắt chước lẫn nhau để được “khác người”.

Nhiều người trẻ đang có xu hướng bị lôi kéo, rủ rê, bắt chước, từ người thường thành giả đồng tính. Có trường hợp thử nhập vai đồng tính cho vui, để tìm hiểu thế giới đồng tính khác với thế giới thực họ đang sống ra sao? Đây được đánh giá là bắt chước để khám phá. Thế nhưng, trường hợp này không nhiều, nếu không nói rằng, quá ít.

Những trường hợp bắt chước nhau đồng tính, giả đồng tính đều có nguyên nhân như bị hụt hẫng tâm lý hoặc bế tắc trong cuộc sống gia đình, công việc… Nhiều người trẻ, cuộc sống quá nhạt nhòa, muốn khẳng định mình (không có trình độ, thiếu hiểu biết, kỹ năng sống) đã bắt chước đồng tính để được người khác chú ý đến mình.

Nguyễn Thị Hồng H. (giả đồng tính), khẳng định: “Vỏ bọc này cho tôi sự nổi bật giữa đám đông. Thế là đủ, tôi không cần gì hơn”. Theo H. và nhiều bạn trẻ khác, thì giới tính của họ vẫn bình thường nhưng muốn theo trào lưu và khẳng định sự sành điệu của mình nên “bắt” mình phải giả đồng tính. Việc này đã kéo theo nhiều hệ lụy mà nhiều người trẻ không lường trước được.

Chúng tôi thâm nhập một nhóm người trẻ giả đồng tính, sau đó cùng xem các các diễn đàn, mạng xã hội đã “ném đá” người bắt chước đồng tính như thế nào? Câu hỏi rất thú vị rằng: “Tại sao bây giờ “gay” giả, giả “gay” nhiều thế?”. Giả “gay” giới trẻ được gì? Trông đẹp trai, xinh gái thế kia mà “gay”…

Nhiều bạn giả đồng tính gây sốc
Nhiều bạn giả đồng tính gây “sốc”

Nguyễn Văn Th. – một thanh niên được đánh giá là đẹp trai, giả “gay” thú thật: “Ngoài cái mã đẹp trai ra, em chẳng có gì nổi bật. Đi đâu cũng “chìm ngỉm” giữa đám bạån hình thức bình thường. Thế là giả “gay” để nổi tiếng.”

Hồng Trang (trường PTTH Chu Văn An, Hà Nội) cho biết: “Trong một lần đi picnic, nhóm em làm quen với bạn học lớp 12, trường PTTH Việt – Đức (Hà Nội). Thời gian đầu, bạn ấy bình thường, nhưng sau khi cha mẹ ly hôn, bạn ấy chơi thân “búa xua xèng” các đối tượng khác nhau. Rồi, bạn ấy thể hiện rõ quan điểm, muốn thành người đồng tính. Bạn ấy không có vấn đề về giới tính nên chỉ giả đồng tính. Hành động và lời nói rất ẻo lả…”.

Một lần vào rạp chiếu phim, tôi chứng kiến nhóm bạn trai quần là, áo lượt, mặt mũi “láng bóng”… nhưng thấy con côn trùng chạy qua, các “chàng” hét ầm lên, rất sợ hãi. Đi vào trong rạp thì phát hiện họ mang son ra đánh và lôi trong túi đồ ra con gấu teddy ngắm nghía… Tóm lại, hành động rất quái gở, chẳng của nam, cũng không của nữ.

Cô bạn đi cùng tôi nói: “Họ bắt chước làm gay để nổi bật chỗ đông người đấy. Tuần nào, họ cũng đến đây chụp ảnh, show hình rồi đưa lên facebook. Nhìn thấy cái gì, họ cũng nói “eo ơi”, “thế này là sao?”, “ừ, để đấy cho mình…”.

Đại đa số những chàng trai mới lớn bắt chước đồng tính, bản chất là những boy (chàng trai) rất manly (nam tính) và hết sức bình thường. Thậm chí, nhiều boy còn là cầu thủ xuất sắc của lớp, trường. Tuy nhiên do bị rủ rê và muốn bắt chước để xem “dân gay nó thế nào” mà họ đã thay đổi từ kiểu tóc, trang phục, lời nói đến cử chỉ.
 
Nhiều bạn nam đang khỏe mạnh, bỗng chốc biến thành người ẻo lả, điệu đà, yếu ớt… và bị các bạn trong lớp trêu là “gay”. Có bạn còn để tóc dài, uốn tóc xoăn, sơn móng tay, vào lớp thì xịt nước hoa đến “nức” mũi; làm gì cũng sợ bẩn; mở miệng ra là “eo ôi, thế là sao, mình đây mà, mình đâu biết, thật tội nghiệp” … Điều dễ nhận thấy các chàng trai trẻ bắt chước “gay” là thường đi chung một nhóm, điệu đà giống nhau.

Nữ cũng giả… “gay”

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, hiện tượng này chỉ mới nổi lên hơn một năm do một bộ phận nam sinh và du học sinh đua đòi rồi lan truyền cho nhau. Họ coi như một thú chơi, ai muốn được coi là “play rân” (dân chơi) thì đều phải có cái thú này. Điều đáng nói là những người này là những chàng trai ở độ tuổi còn rất trẻ, chỉ 16,17,18; 9X và 10X cũng bắt đầu tham gia.

Bạn nữ giả gay để chứng tỏ mình... sành điệu
Bạn nữ giả “gay” để chứng tỏ mình… sành điệu

Trên mạng xã hội, nhiều người trẻ còn khẳng định mình đã chứng kiến hàng loạt bức ảnh “nóng” của một số chàng trai chụp chung với các bạn “gay” giả. Và, những bức ảnh đó, được các bạn “gay” giả mang đi khoe như một “chiến tích”.

Lý giải về hiện tượng này, một thành viên tên Sơn ở diễn đàn www.thegioi… com cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bắt chước đồng tính là do cám dỗ bởi những điều mới lạ nhưng không ý thức được hậu quả khôn lường. Những điều mà giới trẻ bắt chước nằm ngoài sự kiểm soát của các bậc phụ huynh.

Không chỉ những người trẻ nam mà, nhiều bạn nữ cũng giả vờ đồng tính. Đa số những bạn trẻ này là những người có cá tính, họ biến mình thành những cô nàng tomboy (mạnh mẽ) với áo phông, “quần hộp”, dáng đi mạnh mẽ, ăn to, nói lớn… Thậm chí còn đứng ra bảo vệ những bạn nữ yếu đuối và có những nụ hôn với người đồng giới. Vì giả vờ “gay” nên họ không yêu người đồng giới, mà chỉ giả vờ để cảm nhận cảm giác “mạnh mẽ” nó thế nào…

Đại đa số các thành viên trên các diễn đàn đều có chung quan điểm, hiện tượng “gay” giả là một sự bắt chước lẫn nhau chứ không hoàn toàn thuộc về bản chất. Những hành động này bản thân người trong cuộc đều ý thức rõ nhưng họ vẫn làm theo. Tuy nhiên, chính điều này càng làm cho người cùng giới bình thường bối rối vì không biết phải đối xử với “gay” giả như thế nào cho đúng mực.

Nguy hiểm hơn, từ thói quen giả “gay”, nhiều bạn tuổi teen ngộ nhận mình là “gay” thật, biến mình thành một con người khác hoàn toàn. Theo H., L., Đ. (sinh viên trường đại học Xây dựng, Hà Nội) thì, ở một số trường đại học đã từng xảy ra hiện tượng nhiều bạn nam giả “gay” để làm trai bao, kiếm tiền. Một số nam giới muốn trốn chạy tình yêu nên giả “gay” để người yêu xa lánh mình; nhiều bạn nữ bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo, gạ gẫm tình dục nên giả đồng tính để không bị làm phiền…

Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận “đồng tính không phải là bệnh” nhưng lại có sự “lây lan” đáng sợ. Nguy cơ này rất cao ở trẻ có dung mạo đẹp, dễ thương, dậy thì sớm, hoặc trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình không êm ấm, trẻ vào đời sớm…

Nhiều người đều có chung quan điểm, hiện tượng “gay” (đồng tính nam), lesbian (đồng tính nữ) giả là một sự bắt chước lẫn nhau chứ không phải là bản chất thực của người đó. Những hành động này, bản thân người trong cuộc đều ý thức rõ nhưng họ vẫn “nhắm mắt đưa chân”. Về mặt bệnh lý học tâm thần, họ được xếp vào nhóm bệnh lệch chuẩn hành vi tình dục.

Những nghiên cứu về bắt chước đồng tính tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cho thấy, hầu hết thanh thiếu niên có xu hướng tình dục đồng giới, đều tiềm ẩn nguyên nhân từ nhỏ. Sự bất ổn về đời sống tình cảm gia đình như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, sự áp đặt giới tính từ bố mẹ… là những mầm mống dẫn đến rối loạn định dạng giới tính của người trẻ.

Giả đồng tính đang là cái thú của nhiều người trẻ, tuy nhiên “trò chơi” mới này bị dư luận phản đối bởi sự lệch lạc về lối sống. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, người trẻ nên sốáng đúng với con người thật của mình thì mới có thể xây dựng, tích lũy cho bản thân một nền tảng đạo đức chuẩn mực. Người trẻ không nên a dua, học đòi, bắt chước những trò mới “ngoài quy chuẩn” (tức những hành vi ứng xử, nói năng không thuộc giới của mình), khiến nhiều người phải “sốc”.             

Nếu không can thiệp kịp thời, sẽ bị đồng tính thật

Theo tiến sĩ, bác sĩ Trần Tuấn – giám đốc trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và phát triển cộng đồng: “Hiện tượng đồng giới giả do a dua, đua đòi, mang tính tập nhiễm hay bị ảnh hưởng… là có thực. Khi trẻ không có hình ảnh người cha, người mẹ, người thầy, người anh tốt… dễ lấy thần tượng ca sĩ, diễn viên làm mẫu học theo.

Gia đình cần quan tâm đến đời sống tình cảm của các em, giúp các em thoát khỏi các nguy cơ lạm dụng tình dục, bị lôi kéo vào quan hệ đồng giới. Nếu không được can thiệp kịp thời, rất có thể các em sẽ rơi vào tình trạng đồng tính hoặc lưỡng giới sau này”…

Theo Lạc Thành – Lê Tuấn

Đời sống & Pháp luật


From the same category