Mayonnaise là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E. Theo chuyên gia dinh dưỡng Mayo Clinic, vitamin trong chất béo này giúp chống lại các gốc tế bào gây tổn hại cơ thể, và là một chất chống oxy hóa. Ngoài ra, vitamin E giúp phục hồi các tế bào tổn thương và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Là một gia vị đa năng có thể bổ sung nhiều món ăn, mayonnaise thường được trộn với giấm, trong các món salad, salad cá ngừ, salad khoai tây và mì ống. Bạn cũng có thể sử dụng linh hoạt trong bánh mì, bánh mì kẹp thịt…hay các món ăn khác.
Dùng Mayonnaise như thế nào để không béo?
11 gam chất béo và 80 mg natri trong một muỗng canh, điều này đồng nghĩa với hai muỗng mayonnaise tăng gấp đôi hàm lượng chất béo và calo trong bữa ăn của bạn. Chất béo trong cơ thể giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, xây dựng các tế bào mới, tuy nhiên, nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo gây vấn đề nghiêm trọng tới trọng lượng cơ thể và hệ thống tim mạch. Quy định chất béo không nên vượt quá 35% lượng calo hàng ngày của bạn, nghĩa là giới hạn của bạn ít hơn 700 calo tương đương 78 gam chất béo. Tính riêng 2 muỗng mayonnaise cung cấp thêm 200 calo và 22 gam chất béo, một lượng đáng kể trong tổng chất béo hàng ngày của bạn.
Mayonnaise không gây béo nhanh, nhưng bạn nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Hầu hết các chất béo trong Mayonnaise là chất béo không bão hòa (chất béo lành mạnh). Số lượng chất béo bão hòa trong 1,5 gam mayonnaise ít hơn so với thành phần tương đương của bơ.
Nếu bạn đang có kế hoạch cắt giảm mayonnaise trong khẩu phần ăn nhằm giảm chất béo và calo, hãy xem xét loại mayonnaise mà bạn đang dùng, kiểm tra xem đó là sản phẩm ít chất béo, hàm lượng natri cao hay lượng calo nhiều… Ngoài ra, bạn nên tìm các sản phẩm thay thế trong bữa ăn hàng ngày gồm ít chất béo và calo hơn hoặc tự nấu mayonnaise để kiểm soát thành phần dinh dưỡng trong đó. Ăn với số lượng ít/ giảm dần để tránh hiện tượng thèm khi quyết tâm bỏ hẳn sẽ giúp bạn giảm dần đều lượng chất béo nạp vào cơ thể.