Đừng coi thường bệnh Eczema

Bạn biết gì về căn bệnh Eczema, các vấn đề rối loạn gặp phải trên da, triệu chứng và cách phòng bệnh?

Thuật ngữ Eczema có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhọt”, tức là da người bị kích thích bởi những yếu tố gây nên bởi môi trường như khí hậu, thời tiết, ô nhiễm không khí hoặc các loại ô nhiễm môi trường khác.

Chứng bệnh này thường phát triển ở trẻ nhỏ, xuất hiện lần đầu giữa ba tháng tuổi và năm  lên hai, rồi tiến triển theo chiều tốt lên khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu không chú ý và có các biện pháp điều trị Eczema ngay từ đầu, bệnh có thể phát triển dai dẳng đến khi trưởng thành và để lại hậu quả cho làn da bị khô hoặc nhạy cảm. Khoảng một nửa số trẻ em bị chàm khỏi bệnh này vào tuổi lên sáu, và khoảng tuổi dậy thì. Tại Singapore, cứ 1 trong 5 trẻ em trong độ tuổi đến trường bị chàm Eczema. Tại Trung Quốc và Malaysia, tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với các khu vực khác.

Bệnh Eczema (chàm) là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mãn tính, tiến thành từng đợt, hay tái phát. Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Bệnh phát triển qua bốn giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu).

Theo các chuyên gia thuộc hiệp hội Eczema Anh (NES) thì căn bệnh Eczema hiện có nhiều loại, nhiều biến thể khác nhau nhưng chủ yếu tập trung ở bốn loại:

Eczema Atopic (Viêm da dị ứng eczema):

Đây là dạng eczema thường gặp, xuất hiện nhiều trong các gia đình có tiền sử mắc bệnh, nhất là các gia đình thường mắc bệnh eczema và bệnh cảm mạo (Fever). Triệu chứng thường là da khô, bong tróc vẩy, khi gãi sẽ gây viêm nhiễm (Eczema “ướt”)

Viêm da nghề nghiệp:

Dạng Eczema này tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc tẩy, hay gặp ở những người làm việc trong môi trường có mức độ ô nhiễm hóa chất cao.

Bệnh viêm da tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng:

Đây là dạng Eczema do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các chất khi tiếp xúc, nhất là những người tiếp xúc liên tục ví dụ trên tay, chân, vùng bụng, tiếp xúc với khóa, cúc áo, vàng bạc, nơi đeo đồ trang sức, hay son phấn, nước hoa…

Bệnh eczema tiết chất nhờn ở người lớn (ASE):

Dạng Eczema này xuất hiện nhiều trên cơ bắp, thường có nhiều vảy, đôi khi xuất hiện ở cả trên mặt, tai và ngực. Ban đầu da đỏ, sau đó đến giai đoạn bị viêm nhiễm, tróc vảy.

Quá trình phát triển bệnh Eczema không đồng nhất, có chu kì không xuất hiện dấu vết gì, không hề có triệu chứng, nhưng có những giai đoạn xuất hiện nhiều mảng da tróc, viêm nhiễm, sưng tấy và gây ngứa ngáy khó chịu đến hàng tháng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và công việc. Quá trình gây bệnh đã làm cho vùng da bị bệnh trở nên sần sùi, khô, tróc, dầy cứng. Khi bệnh nặng, phát sinh mức độ ngứa và càng gãi bệnh lại càng tiến triển và gây đau.

Triệu chứng thường gặp của bệnh Eczema:

– Ngứa thường xuyên, hay thấy xuất hiện các phát ban đỏ
– Trên da có nhiều vùng da bị khô, loang, có vảy trắng trên da
– Da trở nên nhạy cảm, khô cứng.

Theo độ tuổi, Bệnh Eczema cũng có nhiều triệu chứng khác nhau:

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Eczema thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, đầu gối và một số khu vực khác.

Ở tuổi dậy thì và người lớn, Eczema xuất hiện ít hơn, nếu có sẽ ở trên mặt, tay, cổ, bên trong khuỷu tay, lưng, lòng bàn chân và mắt cá chân.


Phương pháp điều trị bệnh Eczema

Tùy theo mức độ phát triển của Eczema để có phương pháp chữa lành da và ngăn ngừa bệnh tái phát:

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm giúp giữ cho làn da của bạn trong độ ẩm thích hợp, tránh bị nứt nẻ khi thời tiết hanh khô, để vi trùng ít có khả năng tấn công, xâm nhập, và gây bệnh cho da.

Theo đơn thuốc  của bác sĩ

Các bác sĩ có thể giúp bạn những toa thuốc điều trị, tùy theo tình hình bệnh lí. Các loại kem/ thuốc không chứa chất steroid được sử dụng ngăn ngừa phát triển lâu dài của bệnh chàm, chúng giúp giảm mẩn đỏ, viêm và ngứa.

Thuốc kháng Histamine và kháng sinh

Thuốc kháng histamine dùng để kiểm soát ngứa, trong khi thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số chú ý trong sinh hoạt để phòng bệnh Eczema:
–    Dùng các loại quần áo có chất liệu từ bông, vải mềm, tránh các chất liệu kích thích hoặc quần áo chật.
–    Tắm với nước ấm, sử dụng các loại xà phòng nhẹ hoặc không có chất tẩy rửa, kích thích.
–    Thay vì chà xát da, bạn nên dùng các loại khăn tay, khăn tắm mềm, nhẹ nhàng cho da.
–    Sử dụng loại kem dưỡng ẩm thích hợp ngay sau khi tắm.
–    Các tấm thảm trải trong căn nhà nên chú ý thường xuyên vệ sinh, vì chúng có thể là ổ chứa vi khuẩn gây ngứa.
–    Giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn, vì những người hay thất vọng, lo lắng và stress dễ làm cho bệnh Eczema phát triển tồi tệ hơn.

Phí Minh Tân (Theo Shoppinglifestyle)


From the same category