Lo đứng lo ngồi
Mới chỉ nghe tới những cụm từ “cấm, cắt, xóa” là người dân thường vẫn đang phải đối mặt với cái kiểu làm việc “hành là chính” của đa số các cơ quan, ban ngành…ai chẳng thêm một lần lo sợ. Thì đó, mới đây thôi còn nào là “xe chính chủ”, “đổi chứng minh thư mới”… Đúng là sao toàn nghĩ ra những cách dễ ta, khó người thế nhỉ? Vậy nên dân – đối tượng luôn bị “hành” không lo sốt vó mới lạ!
“Thực sự sốc khi nghe dự thảo! Cũng cảm ơn ý kiến của Chủ tịch QH và đề nghị Chủ tịch QH chấn chỉnh đơn vị dự thảo rằng: hãy cho những người biết sống đời sống thực làm việc, đừng để khổ người dân và hơn hết đừng để con trẻ cười nhạo khi đã mang danh là các chuyên viên nhà nước!” – Lê Mạnh Hùng: lhung20@yahoo.com
“Lại thêm một ‘chính chủ’ nữa rồi. Sao lại Cấm, lại Cắt, lại Xóa nhỉ? Hay thật đấy, các “công bộc” cứ “theo dõi” “chủ nhân”, khi không được là lại Cấm, lại Cắt, lại Xóa và rồi lại lý giải theo kiểu rất chi là bao biện là sao nhỉ? Cảm ơn CTQH NGUYỄN SINH HÙNG đã nói giúp những “chủ nhân” luôn phải tủi buồn chúng tôi!!!” – Lê Ngọc Chính: ngocchinhle1@gmail.com
“Tôi thấy qui định “Cấm, Cắt, Xóa” chỉ là làm khó cho nhân dân. Để giải quyết cho người dân được thuận lợi thì nên tham khảo luật cư trú của các nước tiên tiến. Đừng kiểu quản không được thì cấm. Người dân cần thì lại phải cafe, phong bì dẫn tới tham nhũng. Mà một đất nước để tệ tham nhũng quá nhiều thì sao phát triển tốt được? Tại sao ta không quản lý bằng sử dụng mã cho từng cá nhân mỗi người. Khi sinh ra là được cấp 1 mã riêng và mã đó sử dụng suốt đời. Không cần phải quản lý hộ khẩu. Đi đến đâu trong lãnh thổ Việt Nam chỉ cần mã thẻ là biết thông tin” – Linh Lan: linhlan62@yaho.com.vn
“Nếu áp dụng quy định này, tôi tin là sẽ lại phát sinh cơ chế Xin – Cho và chỉ ‘béo’ mấy ông quản lý hộ khẩu. Mà đã có những vị làm hộ khẩu và CMND ‘béo’ vì việc ghi sai lệch thông tin cá nhân trong hộ khẩu công dân khi làm mới, sau đó công dân lại phải chi tiền thì mới chỉnh sửa. Nay có quy định này lại càng ‘béo’ họ hơn, còn dân thì càng ‘gầy’ vì khổ hơn thôi. Ủng hộ Chủ tịch QH!” – Hoàng Hà: lhoangha_85@yahoo.com..vn
“Thế thì lại ‘béo’ mấy bác tham nhũng rồi. Cứ thử nhập lại sau 2 năm đi học (hoặc LĐXK) nước ngoài về xem có phải ‘chi’ đậm không nhé? Hỏi 100 người đảm bảo cả 100 người bảo có phải chi là cái chắc!” – Lê Hoàng: hoanglee@yahoo.com.vn
“Sinh thêm việc lại thêm nhũng nhiễu chứ ích lợi gì? Có ích lợi là những người “nhanh chóng cho nhập lại” sẽ có thêm thu nhập đấy!” – HK: huyhk@yahoo.com
“Rõ là… cấm cái lương thiện, thật thà để cái bất lương luồn lách, dễ sinh trục lợi!!!” – Dinh Tuan: daodinh_tuan@yahoo.com.vn
“Các vị ấy có lẽ ở không nên toàn nghĩ đến những việc ‘trên trời’, quá bất hợp lý, chỉ làm cho dân khổ? Tại sao không tính đến những việc sát thực tế hơn để cho người dân đỡ khổ và còn chấp nhận được với chứ!” – Xuân Thảo: vxthaokhoa@yahoo.com.vn
Dân đủ khổ rồi!
Lời thở than đó chúng tôi thường đọc thấy hầu như ở bất kỳ phản hồi nào của dư luận, trước những “sáng kiến” mà mỗi lần manh nha hé lộ ra là lại khiến bàn dân thiên hạ xáo trộn, ăn không ngon, ngủ không yên vì toàn những chuyện sát sườn nhằm thẳng vào ngân quỹ, vào cuộc sống của mỗi gia đình.
“Dân đang khổ, cuộc sống đang khó khăn, vất vả…. Vậy sao những ông cán bộ bàn giấy này vẫn thể hiện tư duy chán thế! Không lo tháo gỡ khó khăn kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân… mà cứ xoay vào hành dân vậy? Như thế này còn gì là cải cách hành chính? Có chăng chỉ làm cho hành chính ngày càng rắc rối thêm và đây cũng là cơ hội cho những kẻ chuyên ‘chạy cửa quan’ kiếm lời thôi. Không riêng gì bản thân tôi chán ngán, mà tôi tin là tất cả những người đang sống tại nước ngoài mỗi khi nói chuyện về thủ tục hành chính ở VN đều cảm thấy rất buồn dù rất yêu quê hương đất nước mình. Cứ thế này thì không biết đến bao giờ chúng ta mới phát triển bằng anh bằng em được? Bí quá, thi thoảng chúng tôi đành… bàn lùi: Hay là thuê nước ngoài về đấu thầu làm giúp các khâu thủ tục hành chính cho dân đỡ khổ???” – Han Viet: cuuvanhanquoc@yahoo.com
“Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Sao lại cứ “cấm”, “cắt”, “xóa” … những quyền cơ bản của công dân? Các cơ quan quản lý nhà nước cần tìm ra những biện pháp quản lý thông thoáng và tạo thuận lợi cho người dân được hưởng những quyền cơ bản của họ, chứ không phải lại đề xuất ra những biện pháp “cấm”, “cắt”, “xóa” vô lý như thế!” – Trung Ngôn: maihoa0102@gmail.com
“Tại sao lại “cắt”, xóa” quyền con người vậy? Các nhà làm luật quên mất một điều mà trong Tuyên ngôn đã nhấn mạnh: đó là quyền con người, quyền được sống, tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Ấy vậy mà vị các cán bộ này lại muốn xóa bỏ các quyền ấy của người dân lao động vốn đã khốn khổ phải xa quê cầu thực nơi thành thị sao? Thật tội quá đi! Càng nhiều quy định thì dân càng khổ, càng tốn kém chạy chọt để được sống yên thân. Đau lòng quá!” – nick Đau lòng quá: tuananhhp123@yahoo.com.vn
“Theo tôi, về vấn hộ khẩu thì quy định theo như quan điểm của ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch QH là đúng. Các cấp quản lý cần có suy nghĩ theo hướng công nghệ mới để quản lý, chứ như bây giờ vẫn còn nhiều tiêu cực lắm. Trong khi người dân nhiều nước chỉ cầm một cái thẻ là đi được bao nhiêu nước, nếu có chuyện gì xẩy ra là trong nước biết, nước xảy ra sự việc cũng biết ngay. Còn thủ tục ở VN mình thì vẫn… ê chề lắm. Quy định nhiều chỉ càng khổ dân thôi. Các ngành chức năng cũng tốn thêm nhiều người làm việc, hao ngân sách, thuế của dân đóng mà thôi” – Tran Dinh Diep: diepdn.tran@gmail.com
“Đi bộ đội có 18 tháng cũng cắt …. khi về lại làm thủ tục nhập? Như vậy quá phiền phức cho người thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hơn nữa tạo điều kiện cho ‘văn hóa phong bì’ phát triển … Quá buồn về suy nghĩ của các vị này!” – Minh: minh433@yahoo.com.vn
Cũng có ý kiến mang dáng dấp… bi kịch lạc quan:
“Không đâu, cắt quyền cư trú người dân… hoàn toàn không khổ 1 tí nào, như thế là rất công bằng. Nhưng Nhà nước phải đầu tư cho nền kinh tế đồng đều trên cả nước, người dân sống ở bất cứ đâu trên cả nước tại nơi cư trú cố định cũng được học tập, có công ăn việc làm ổn định. Không phải bỏ địa phương đi lên Hà Nội (hay vào TPHCM) làm việc, để có nguy cơ phải ngủ vạ vật trên đường… Tóm lại là: có lẽ họ không nhìn thấy nỗi khổ của dân, hoặc thấy rõ hết nhưng cố tình… hại dân?” – Quyết: quyet@yahoo.com
Với hồi kết có thể tương tự như ý kiến của các bạn đọc nêu dưới đây:
“Theo tôi, cần quy cụ thể trách nhiệm cho Công chức để tránh “hành dân”. Tôi thấy hình như nhiều người vẫn có quan điểm xây dựng các văn bản quy định, quy phạm pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho quản lý, tạo căn cứ để gây khó khăn cho dân. Miễn sao tạo căn cứ “vô can” cho cơ quan quản lý khi xảy ra “sự cố”. Cho dù họ biết là không thể hay khó mà thực hiện được trên thực tế, mà ta hay gọi một cách văn hoa là ‘không khả thi’. Ví dụ như làm “sổ đỏ” trong quản lý đất đai, nhà ở, làm “hộ khẩu” … Theo tôi đã đến lúc cần chuyển mạnh mẽ sang cách quy trách nhiệm cho cơ quản công quyền nếu để xảy ra “sự cố” … Đồng thời, không nên trả lương cho những công chức không lo hoàn thành nhiệm vụ của mình, mà chỉ nhăm nhăm tìm cách tham nhũng của dân. Và tiếp theo là hãy trả lương thỏa đáng cho những công chức làm việc tận tụy vì dân, vì chính quyền của dân. Xin cảm ơn quan điểm của Chủ tịch QH” – HN: Nongh2010@gmail.com
Theo Dân trí