Đong sáng cho mọi không gian

1. Chọn ánh sáng dịu nhẹ cho phòng khách

Ánh sáng tại phòng khách (hoặc phòng giải trí, phong sinh hoạt chung) cần sáng, có nhiệt độ màu khoảng 5.200 độ K (độ Kenvil, nhiệt độ chỉ thị màu của ánh sáng). Nên sử dụng đèn chùm (hay đèn treo trần) với ánh sáng vàng đặt ở trung tâm phòng (ý nghĩa quây quần) cho ánh sáng tản nhẹ, tỏa đều, khiến không gian hài hòa, độ tương phản nhẹ không làm đổ bóng.

Tránh đặt những loại đèn trang trí dạng đứng có ánh sáng mạnh, tương phản cao ở góc phòng vì nó sẽ làm tối một số vùng và tạo bóng đổ gắt trên mặt những người ngồi trong trường sáng của nó. Loại ánh sáng này thường tạo cảm giác nghiêm trọng, trầm lắng, không thích hợp với tính chất cởi mở, hòa nhã của phòng khách.

 

2. Đảm bảo độ sáng cho nhà vệ sinh, nhà kho

Với khu vực toilet hay nhà kho cũng cần tính toán góc độ đặt đèn để những góc khuất không bị tối tạo cảm giác bất an, sợ hãi. Nếu khéo bố trí, có thể tạo hiệu ứng không gian tăng cường khiến khu vực như rộng rãi thêm. Đặt đèn ở giữa hay từ một góc để tỏa sáng là lựa chọn tốt nhất.

3. Tăng dương khí cho cầu thang

Đối với nhà có cầu thang hướng ra cửa, do luồn khí từ cửa chạy thẳng lên lầu, dễ gây bệnh tật cho các thành viên. Đồng thời theo phong thủy, cầu thang tượng trưng cho công danh sự nghiệp, hướng như vậy hàm ý “trôi tuột” khó bền vững. Lúc này, có thể dùng đèn từ trần, chiếu thẳng xuống bậc thang cuối cùng (nhưng hơi chếch vào trong) hoặc đặt đèn ở nơi kết thúc tay vịn cầu thang. Ánh sáng tượng trưng cho khí dương, cùng với nhiệt năng của đèn sẽ điều tiết điều xấu, tạo bóng đổ vào trong cầu thang, giúp tiền bạc khỏi thất thoát, giữ lại công danh sự nghiệp cho gia chủ.

 

4. Hạn chế ánh sáng mặt trời ở bếp

Nên bố trí ánh sáng dịu nhẹ như phòng khách cho nhà bếp vì đây cũng là nơi cần sự vui vẻ, quây quần. Tuy nhiên, nhà bếp thường kín gió nên sử dụng đèn huỳnh quang cho ánh sáng xanh để tạo cảm giác mát mẻ. Lưu ý là phải tránh ánh sáng mặt trời chiều vào trực tiếp bởi nó có khả năng thúc đẩy quá trình phân hủy của thực phẩm, làm thức ăn mau ôi thiu. Trong phong thủy, bếp phạm điều này sẽ gây bệnh tật, hao hài tốn của cho gia chủ. Để khắc phục, hãy thay kính đục cho tất cả các cửa sổ hứng nắng trực tiếp. Bên cạnh đó, đèn của khu vực bếp nên đặt phía trước, cao hơn đầu người nấu một chút, để ánh sáng tỏa đều và làm vượng hỏa khí cho bếp. Nếu đặt đèn ở phía sau đầu người chế biến, bóng đổ sẽ làm tối khu vực nấu ăn, khó nhìn rõ được màu sắc, độ chín của thức ăn đồng thời còn gây mỏi mắt, dễ bị cận thị.

5. Tận dụng ánh sáng tự nhiên trong phòng ngủ

Phòng ngủ cần ánh sáng cục bộ. Có thể là đèn ngủ ở đầu giường hoặc trong góc. Có thể đốt nến để tạo hiểu ứng mờ ảo giúp cảm xúc thăng hoa và dễ an giấc. Phòng ngủ quá sáng sẽ làm mất tập trung, khó ngủ ngon và sâu. Khu vực này kỵ dùng đèn chum vì nó tạo cảm giác đè nén, lo âu, nhất là các loại đèn bằng sắt có lượng từ tính cao, ảnh hưởng tới sóng não, khiến giấc ngủ chập chờn hay gặp ác mộng, khi tỉnh giấc lại mệt mỏi, uể oải. Tốt nhất là tận dụng ánh sáng tự nhiên, kể cả ánh trắng. Ánh sáng mặt trời có nhiều tác động tốt đến sức khỏe, tinh thần, vào buổi sáng có tác dụng tích cực cho da, xương…. Đặc biệt sự tương tác của mặt trăng với từ trường trái đất sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của cả nhà bạn, mang lại giấc ngủ ngon và sâu.

6. Luôn chiếu sáng khu vực thờ tự

Để đèn sáng liên tục bằng cách đặt các loại bóng đèn đỏ hồng có công suất nhỏ hoặc đèn trái ớt cho ánh sáng cam đỏ ở hai bên trang thờ. Có thể dùng đèn trang trí hình dạng hào quang nhiều màu hoặc đèn bóng tiêu nhấp nháy, tượng trưng cho màu sắc của ngũ hành biến chuyển liên tục, tương sinh không ngừng, giúp cho mạng vận gia chủ hanh thông, tai qua nạn khỏi, đặc biệt là trong những năm tam tai, thái tuế, năm tuổi…

Như vậy, việc bật tắt hay thêm bớt một ngọn đèn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của cả nhà bạn. Do đó, hãy chú ý một chút để bố trí ánh sáng cho từng khu vực trong nhà thật hợp lý, ấn tượng, “ton sur ton” với nội thất và giúp tăng cường vận may cho mình.

Theo Thế giới gia đình

From the same category