Bây giờ, tin vui đó đã ra hình hài. Giống như nhiều người bạn của anh, tôi băn khoăn. Anh (lại cười) bảo: “Tại sao phải lo thiên hạ nói gì? Ai sống giùm mình đâu!”. Anh thường nhắc nhở tôi nên ít đặt vấn đề lại. Vấn đề, nó khiến người ta tự bi kịch hóa mọi thứ lên gấp trăm ngàn lần. Cuộc sống vốn dĩ rất trắng trợn, không hoa, không quà. Cuộc sống là những viên gạch thô kệch. Chẳng cách nào làm tốt đẹp hơn ngoài việc bắt tay vào xây nó thành một căn nhà vững chắc. Mà không vững chắc thì đã sao đâu? Vỡ vụn rồi thì đã thế nào? Xây dựng lại.
Tình yêu cũng thế, có phải, khi già, người ta nhìn đời nhân từ hơn?
– Cảm nhận của anh về cuộc sống ở thời điểm hiện tại?
– Dù hơi muộn, nhưng chưa bao giờ tôi thăng hoa và hạnh phúc như lúc này. Niềm hạnh phúc, với tôi, chẳng phải điều gì lớn lao mà là những thứ lặt vặt cộng lại. Hai năm trôi qua, những thứ lặt vặt đó đã trở nên bức tranh toàn vẹn. Vẫn câu nói cũ: “Thật ít lại là nhiều”.
– Hạnh phúc có đến từ người phụ nữ đang cùng anh xây dựng mái ấm mới?
– Sự thăng hoa của người nhạc sĩ không phải luôn đi kèm với âm nhạc à? Nhiều năm rồi khán giả vẫn chưa thấy Đức Huy làm thêm bài hát nào nữa.
– Đã lâu tôi không sáng tác, ngoại trừ bài Tiếng đàn guitar trong CD sắp tới. Ai cũng thế thôi, người nghe lẫn người viết đều mong muốn sản phẩm sau phải hay hơn sản phẩm trước, hoặc ít nhất là khác. Lỗi lầm mà tôi cho rằng không thể tha thứ được, đó là cứ phải tự vay mượn chính mình. Bế tắc đấy! Đi đến đâu cũng va vào tường. Hai ba năm trước, tôi từng đối đầu với một bức tường.
Bạn bè cho rằng tôi mất lửa, mau mau đổ thêm xăng dầu là bắt tay vào sáng tác được ngay. Tôi cười. Làm nhạc quá nửa đời người rồi, giờ mà nói chuyện mất lửa thì chắc nên tự nhủ: “Thôi, đi kiếm việc khác làm đi”. Tôi thích âm nhạc ra đời trong hoàn cảnh tự nhiên nhất, giống như một người không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài để quyết định hạnh phúc của mình.
Sở dĩ tôi đẩy được bức tường đó sang bên, một phần vì khi quay trở lại làm việc, tôi có phòng thu riêng và công nghệ số hỗ trợ. Nhạc sĩ thời nay, nếu không muốn đi đằng sau người khác thì cần nắm vững công nghệ số.
– Không có cây guitar mộc mạc thì lại không xong. Công nghệ số giống như son phấn, mỹ phẩm. Cây guitar kia là da mặt. Phải có lớp da mịn màng thì mới có thứ để tô điểm chứ! Cộng hưởng với ánh đèn cuối ngày, mọi thứ trở nên lộng lẫy.
– Ví như cục pin trong laptop, mỗi ngày nó yếu dần đi thì mới đáng lo ngại, còn đằng này, ngày nào tôi cũng cắm sạc. Hề hấn gì!
– Ô, cắm hoài sẽ bị chai pin đấy ạ!
– Chai pin thì tôi chưa thấy, tôi chỉ biết đến giờ điện nước tôi còn rất đầy đủ. Cuộc sống tràn trề tươi sáng! Có thể, tôi là người lạc quan thái quá. Tôi sống từ nhỏ đến lớn như thế rồi. Sống càng lâu, tôi càng phát hiện nhiều điều chỉ ra cho tôi rằng: “Này, hạnh phúc đây! Đừng bỏ qua nó”.
– Định nghĩa về hạnh phúc của một người “sống càng lâu” khác với thời trai trẻ như thế nào anh nhỉ?
– Lúc còn trẻ, chúng ta hay đi tìm và sống cho thế giới. Chúng ta vẫn thường nghĩ hạnh phúc là cái gì phải to tát, phải gian khổ, phải trầy da tróc vẩy mới đạt được.
Lúc hết trẻ, tôi nghĩ hạnh phúc đôi khi chỉ là một thái độ của mình đối với cuộc sống. Tại sao mình phải để cuộc sống định đoạt hạnh phúc riêng tư của mình, trong khi bản thân mình mới là người chọn con đường mình đi?
– Anh khôn, nhiều khi anh cũng chết. Anh dại, thì nắm chắc phần chết rồi. Chỉ có hiểu biết may ra giúp anh sống sót được. Sự hiểu biết tạo nên niềm cảm thông cho bản thân và cho thế giới xung quanh mình. Không có cảm thông thì làm sao tồn tại hòa bình giữa người với người.
– Trên chặng đường sống, người có tuổi thường xuyên điều chỉnh hướng đi cho đúng đắn. Mắc công, đang đi giữa chừng, gặp phải niềm vui lại sa vào. Thói đời, những cái làm mình vui cũng dễ làm mình chết. Người từng trải, họ phân biệt được niềm vui thoáng qua và hạnh phúc lâu bền. Mấy ai có tuổi rồi mà vẫn muốn tái phạm những lỗi lầm đã qua đâu.
– Không, không. Người già họ thường tìm được khoảnh khắc đối thoại với chính mình. Khi trẻ, người ta có nhiều thời gian hơn nhưng người ta hay vội vã. Họ sống một phút ra một phút. Thời gian nào để họ nghĩ đến chuyện lâu bền?
Và, tại sao chúng ta mải miết quan tâm về những con số. Mọi người hay đồng hóa con số đó lên: Ba mươi tuổi phải là thế này, bốn mươi tuổi phải như thế kia, năm mươi tuổi phải thế nọ… Một trong những câu làm tôi rất buồn cười: Đàn ông qua tuổi bốn mươi là xuống dốc đến nơi, hết ham muốn gì. Tầm phào, ba láp! Hội đồng nào đóng dấu cho nhận định đó? Thời đỉnh cao của đàn ông phải là sáu mươi.
– Ơ, chết thật! Đàn ông bốn mươi tuổi, họ nói bốn mươi là đỉnh. Đàn ông năm mươi tuổi, họ bảo năm mươi là đỉnh. Bây giờ tới phiên anh khẳng định, sáu mươi mới đỉnh. Biết tin ai đây?
– Hơi mâu thuẫn anh ạ! Tạm gác trải nghiệm sang bên, nói về khoản đam mê thì đàn ông lớn tuổi khó qua được trai trẻ rồi…
– Nhìn cách anh nói chuyện, tưởng chừng như Đức Huy là người đàn ông chẳng thể bị ám ảnh bởi bất kì nỗi buồn nào vậy…
– Phải chăng vì đang viên mãn, nên anh mới sáng suốt nhìn nhận và giải quyết được từng niềm vui nỗi buồn?
– Trong niềm hạnh phúc tròn đầy kia có thấp thoáng nỗi nghi hoặc không? Rõ ràng là anh chưa tìm được cái hay hơn hoặc khác hơn để tiếp tục sáng tác!
– Tôi vẫn đang chờ đợi những điều mới mẻ. Tôi không muốn nhắc lại thứ gì đã từng đến, ngay cả hạnh phúc. Một người ngoài sáu mươi mà còn chờ với đợi, nghe buồn cười lắm phải không? Nhưng sự thật là thế. Nhiều người hỏi “Anh có điên không?”. Nhân đây, tôi xin trả lời: “Tôi nghĩ là tôi rất tỉnh”. Mọi thứ luôn ở điểm bắt đầu.
Cám ơn anh. Chúc anh giữ được niềm vui mỗi ngày!
Nguyễn Khắc
Theo Mỹ thuật & Đời sống