Hiểu mình là một hạt bụi, chắc ai đó sẽ khiêm nhường hơn!
– Em từng cho Đẹp biết là em có rất nhiều ước mơ, trong đó có ước mơ trở thành nhà thiên văn học. Sau hai năm du học, “thành phố ước mơ” ấy của em liệu đã được “quy hoạch”?
– Càng nhiều ước mơ càng tốt chứ ạ! Kể cả khi bạn thay đổi xoành xoạch ước mơ, thì điều đó vẫn đáng được khích lệ, vì nó chứng tỏ bạn đang lớn lên từng ngày, đang không ngừng vận động. Bản thân em cũng là một người như vậy, và đến bây giờ em vẫn chưa chốt được ước mơ của mình. Những ước mơ của em vẫn liên tục thay đổi, đồng nghĩa em sẽ có cơ hội tìm tòi thêm về các lĩnh vực em chưa từng biết, để đến khi đam mê cuối cùng xuất hiện, chắc nó sẽ có nền tảng tốt hơn. Chẳng hạn như hồi bé, đam mê cháy bỏng của em là học tiếng Anh, sau đó là những chiếc máy bay điều khiển từ xa, rồi thiên văn, mật mã… Đến lúc này, là vật lý lượng tử.
– Điều gì ở thiên văn học và vật lý lượng tử hấp dẫn em?
– Em mới tìm hiểu vật lý lượng tử khoảng hơn một năm nay, nhưng chưa biết đó có phải là đích đến cuối cùng của mình không. Cùng đó, là mong muốn tìm hiểu về vũ trụ. Em thấy vũ trụ quá bất biến và dường như chẳng có gì được sắp đặt sẵn. Em thấy mình quá nhỏ bé khi tìm hiểu về bầu trời. Khi ngắm một bức ảnh chụp vũ trụ từ dải ngân hà, Trái đất chỉ nhỏ như một hạt gạo giữa cái nong. Vậy mà khi đứng ở đây, mình lại thấy Trái đất thật rộng lớn, biết bao giờ mới đi hết được một vòng. Con người chỉ như một hạt gạo nhỏ bé trong thế giới loài người, nhưng cả thế giới loài người cũng lại thật nhỏ bé trong vũ trụ. Em thấy có cái gì đó thực sự thú vị, thực sự trữ tình…
– Em có thường ngước mắt nhìn lên bầu trời?
– Rất nhiều lần em đã làm thế. Như năm ngoái, có hiện tượng trăng máu, em đã chụp được một số bức hình và cứ ngắm nó mãi. Đặc biệt, trường em có khuôn viên rất rộng, em hay ngồi ở đó và ngẩng mặt nhìn lên bầu trời – nơi có rất nhiều ngôi sao đang tỏa sáng. Khu vực em sống không bị ô nhiễm ánh sáng nên em càng thấy rõ những ngôi sao và cảm thấy như khuôn mặt mình được phản chiếu qua những vì sao ấy.
– Những lúc đó, em nghĩ gì?
Đỗ Nhật Nam – “Nụ cười là… chiếc cột thu lôi”
Cảm động với bài thơ Giáng sinh của Đỗ Nhật Nam viết từ Mỹ
– Người nổi tiếng thường được gọi là các “ngôi sao”, trong khi thiên văn học lại nói rằng con người là hạt bụi của các vì sao. Em thích cách gọi nào hơn?
Điều này cũng liên quan đến việc con người có nên được đối xử công bằng với nhau không, em nghĩ hoàn toàn có. Tất cả con người đều có khởi nguồn giống nhau, nên khi chúng ta sống trong đời cần ghi nhớ điều này.
– Em cũng được gọi là một ngôi sao mà!
Ngôi sao sáng nhất mà tắt sớm thì quá tệ!
– Từng bị “ném đá” khi trót là người nổi tiếng, em có thấy sợ cái “lực” đó?
– Em đã từng buồn trong quãng thời gian đó, nhưng em đã vượt qua để có thể tiếp tục rèn luyện. Bởi từ đầu em đã đặt ra tâm niệm, mình không phải là người nào đấy khác biệt với mọi người, mình cũng không phải là một thần đồng. Em cứ nghĩ như vậy để vượt qua mọi thứ. Và rồi em vẫn sống một cuộc đời bình thường chứ không khác mình đi.
– GS Trịnh Xuân Thuận chia sẻ rằng, người phụ nữ bên cạnh ông đã phải hy sinh những điều bình thường như thỉnh thoảng được chồng đưa đi ăn tiệm, xem phim… Theo em, một “ngôi sao cháy hết mình” cho sự nghiệp, họ còn lại gì cho gia đình?
– Em nghĩ sự nghiệp và gia đình là các vấn đề tách biệt nhau, nên đừng ai lo lắng nếu một người tận tâm trong công việc thì sẽ khó tận tâm với gia đình. Em tin, kể cả khi có một niềm đam mê cháy bỏng, thì mình vẫn có một tình yêu hết mình với gia đình. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc bản thân ai đó đạt tới đích đến của đam mê.
Chẳng hạn ngày trước em đam mê máy bay, lịch sử…, bố mẹ đã tổ chức cuộc thi hùng biện trong gia đình, mỗi ngày về một lĩnh vực mà em yêu thích. Khi em bắt đầu học tiếng Anh, vào ngày cuối tuần, bố cùng em đi mua sách. Khi đó cả bố và mẹ em đều không giỏi tiếng Anh, nhưng mẹ luôn chơi các trò chơi bằng tiếng Anh. Hay khi em ước mơ làm nhà mật mã học, bố mẹ đã mua sách và cho em thuyết trình về vấn đề đó, cùng em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến mật mã. Hay bây giờ mẹ có thể dành hàng giờ để nghe em nói về vật lý lượng tử, sau đó em hỏi mẹ có hiểu gì không, mẹ lại bảo… không hiểu gì. Đó là cách bố mẹ giúp em định hình đam mê của mình…
– “Ở chân trời rất xa/ Chắc bố sẽ bay trên đôi cánh mới/ Bằng đường bay đặc biệt/ Với tọa độ bay là cả trái tim cha…” – những vần thơ em viết tặng con gái phi công Trần Quang Khải thật xúc động! Bầu trời đầy những vì sao, nhưng đôi khi cũng ẩn chứa những bất trắc, phải không Nam?
– Bầu trời đầy những vì sao, và ngay cả giữa những vì sao cũng đầy bất trắc. Cuộc sống của con người cũng vậy, chúng ta luôn không biết và không thể lường trước được sự cố nào sẽ xảy ra. Vũ trụ luôn bất biến, chỉ có tình yêu và đam mê là hiện hữu, nên con người hãy cố nuôi dưỡng đam mê và mục đích sống của mình, để mỗi ngày sống sao cho xứng đáng hết mức có thể.
Em đã viết bài thơ vì quá thương em gái nhỏ. Em hiểu tình thương cha mẹ rất quan trọng trong cuộc sống này, nhưng em cũng tin, những ánh mắt dõi theo của cha mẹ đối với con cái luôn còn mãi, dù họ ở bất cứ đâu…
Cảm ơn Nam về những chia sẻ.
Một thanh niên đánh đường tới Mỹ, thoạt tiên không có một từ tiếng Anh nào bỏ túi, ở thời điểm “thế giới quả là rộng lớn”, khi người ta còn viết cho nhau những lá thư tay.
Còn cậu bé, ngược lại, tới Mỹ với một lưng vốn tiếng Anh được mệnh danh là “thần đồng”, giữa thời đại “thế giới phẳng” chỉ sau một cú nhấp chuột.
Điểm chung duy nhất giữa họ là cậu bé ấy cũng từng ước trở thành một nhà thiên văn học, và chưa bao giờ đánh đồng khái niệm “ngôi sao” với người nổi tiếng…
Họ sẽ nói gì về bầu trời, vì sao, và những cánh bay?
Đọc thêm: GS Trịnh Xuân Thuận: “Đừng coi thần đồng là “người ngoài hành tinh!”
Ý tưởng: Thủy Lê
Thực hiện: Thư Quỳnh – Thục Khôi – Hellos
Nhiếp ảnh: Lê Lai (Lieta Studio)