Lý có tinh thần sống của một người trẻ rất đáng quý
Tôi thấy Lý có cái đáng yêu của một người trẻ. Bạn ấy còn trẻ nhưng đã từng chạm đến những triết lý sống mà tôi nghĩ không nhiều người trẻ bây giờ có được. Lý hướng tới Phật giáo, hướng tới những thử thách cả về nhận thức và bồi đắp nó bằng những chuyến đi. Lý đã đến Tây Tạng và những vùng xa xôi để rèn luyện bản thân, mở rộng tầm mắt của mình. Nhìn vào Lý, tôi thấy sự trong trẻo, và những ước mơ.
– Tôi bước vào âm nhạc một cách tự nhiên và ca hát đến với tôi như là nghiệp. Có thể do sinh ra trong một gia đình âm nhạc, tôi có được cái móng vững vàng. Nhưng không vì thế tôi coi nhẹ việc học. Ngay từ lúc trẻ, tôi đã xác định nghệ sĩ trước hết cần có trách nhiệm với chính mình, từ đó họ sẽ có khao khát thúc đẩy chính mình, sẽ biết cách trau dồi để thu vào mình những vốn liếng riêng. Đừng quên, khởi điểm ban đầu 10 người có thể bằng nhau, nhưng muốn đi dài hơn nữa thì phải được học hành bài bản. Tôi chỉ hát một ca khúc khi tư tưởng của bài hát đó chui được vào trái tim của mình, bộ óc của mình và trở thành tâm hồn của mình. Tôi nghĩ điều đó không còn là ước mơ nữa, nó là lẽ sống.
– Nói thế chứ, bao nhiêu nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam đều từ Nhạc viện mà ra cả! Đến bây giờ tôi vẫn phải học và luyện tập. Tôi rất muốn đi học một lớp thanh nhạc nâng cao ở nước ngoài, chỉ tầm 6 tháng thôi, nhưng chưa sắp xếp được. Cũng may tôi mới được NSND Trung Kiên (bố chồng cũ của Thanh Lam – PV) đồng ý dạy thêm cho tôi mỗi tuần một buổi về thanh nhạc. Tôi chưa bao giờ thấy việc học là thừa cả.
Tôi thấy hiện có nhiều bạn trẻ chỉ có chút ít tài năng thôi nhưng lười nhác, họ là nạn nhân của xã hội, của truyền thông khi bị tung hê một cách vô lối và trở thành những con rối lúc nào không biết. Rất nhiều người trẻ khiến tôi ngạc nhiên, trông thì sexy, trông thì “khiếp” đấy nhưng khi hát tôi chẳng thấy gì, chỉ thấy một tâm hồn rất hời hợt, thậm chí là rỗng tuếch.
Riêng Lý, tôi nghĩ Lý đã làm khán giả yêu mình bằng một tình cảm tự nhiên. Nhưng ở góc độ người làm nghề, tôi vẫn khao khát được nhìn thấy một tài năng thực sự. Tôi nghĩ, Lý bây giờ 28 tuổi, không được gọi là trẻ nữa, nhưng hẵng còn kịp để tận hiến cho những hoài bão của mình. Lý lại chưa có chồng con, chưa vướng những nợ nần với trần gian nhiều, bạn ấy nên đầu tư thêm về sáng tạo, học hành. Bằng cách đó, Lý sẽ có đà tốt để khai thác năng lượng của mình đến đỉnh điểm số vốn mà mình có. Tôi luôn nghĩ, nếu một người coi việc học hành là không cần thiết, thì đến một lúc nào đó sẽ cạn vốn.
Mình còn… bèo bọt lắm
– Bản năng rất cần thiết, nhưng thực tế nếu chỉ có bản năng mà không có kiến thức thì bạn sẽ nhạt toẹt. Để giữ được đam mê, ta phải không ngừng trau dồi để trở nên giàu có về kiến thức, về năng lượng sống.
– Học trong đời sống, ở những người bạn, tốt thôi. Nhưng tôi mong rằng, nếu có điều kiện về tài chính, Lý vẫn nên nghĩ đến việc khai thác trí tuệ của mình ở mức cao nhất. Khi được đào tạo bài bản, người nghệ sĩ sẽ có sự thôi thúc mãnh liệt hơn. Như tôi, chỉ học với NSND Trung Kiên một thời gian, đã thấy điều đó tạo cho mình một cách nghĩ mới trong thanh nhạc. Nếu ngưng học có khi tôi cũng nghĩ mình là ai đó ghê gớm lắm. Đôi lúc tôi đã tưởng cuộc sống của mình thế là chông gai lắm, nhưng rồi mình đi, mình xem phim, mình học và nhận ra: mình cũng bọt bèo lắm.
– Tôi mới nhìn thấy bản năng ở Lý mà chưa nhìn ra được cái gọi là tài năng trong bạn ấy. Lý có những suy nghĩ tương đối sâu sắc so với lớp trẻ, còn nếu nói là tài năng thì chưa đủ thuyết phục tôi. Nói chính xác, tài năng nếu có thì mới đang là cái gì rất nhỏ xíu.
Lý cần “lý” hơn
– Thực ra tôi là người mà những gì muốn tạo ấn tượng với tôi cần phải tương đối mạnh mẽ một chút. Lần đầu tiên tôi nghe Lý là lúc bạn ấy hát “Chênh vênh” ở “Bài hát Việt”. Lúc đó tôi thấy Lý dễ thương. Rồi gần đây khi chuẩn bị biểu diễn chung, tôi có nghe một loạt bài của bạn ấy, tôi thấy các bài hát có gì đó giống nhau, ngay cả về nốt nhạc, nó ít có sự phát triển…
Thực ra tôi nghĩ Lê Cát Trọng Lý là một kiểu khác tôi. Lý là một người du ca, có cái gì đó country, rất dân gian, du mục… Lý thậm chí còn có thể được coi là một “hậu duệ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dù tất nhiên, tư tưởng thì khó mà so sánh được. Lý có đưa những triết lý vào trong bài hát, nhưng nó vẫn còn non nớt. Nếu không chịu lớn lên thì mãi mãi như thế. Tôi nghĩ Lý cần “lý” hơn và nghiêm khắc với bản thân hơn.
– Tôi nghĩ “Chênh vênh” cũng là bài hát tốt nhất của Lý.Vẻ đẹp của Lý chính là sự mong manh đấy. Nhưng âm nhạc và tư tưởng nếu mãi mong manh thế thì cũng tẻ nhỉ?