Diễn viên “Cánh đồng hoang”: Ngày ấy – bây giờ

Sự hy sinh anh dũng, bất khuất trong cuộc chiến tranh du kích được khắc họa chân thực, giản dị mà sâu sắc qua câu chuyện cuộc đời của một gia đình chiến sĩ.

Nhân vật chính trong phim là đôi vợ chồng Ba Đô và Sáu Xoa và một cậu con trai còn tuổi bú mớm. Giữa vùng đất Đồng Tháp Mười, gia đình nhỏ của anh nông dân Ba Đô vẫn trồng lúa, bắt cá giữa làn đạn mưa bom. Song anh còn có một nhiệm vụ quan trọng khác – nhận trách nhiệm đưa cán bộ cách mạng hành quân qua cánh đồng hoang.

Cuộc chiến không cân sức giữa Ba Đô và trực thăng Mỹ tượng trưng cho cuộc chiến đấu gan trường của dân tộc Việt Nam – tuy bé nhỏ, nhưng dũng cảm và chiến thắng được đế quốc xâm lược. Hai nhân vật chính của “Cánh đồng hoang” đều đã trải qua những “mật đắng” của cuộc đời, sự nghiệp, nhưng những điều họ cống hiến, họ lựa chọn đều đáng được trân trọng và ngợi ca.

Thúy An vai Sáu Xoa

Hai mẹ con Sáu Xoa trong “Cánh đồng hoang”.

Khán giả từng xem bộ phim “Cánh đồng hoang” đều ngưỡng mộ vẻ đẹp đằm thắm và tâm hồn quả cảm củachị Sáu Xoa -nữ chiến sĩ du kích một tay bồng con một tay cầm súng.

Trong những giây phút êm ả nhất của vùng Đồng Tháp Mười, Sáu Xoa hiện lên đẹp bình dị và ngời sáng. Khi chị cho con bú, vẻ hạnh phúc của một người mẹ như xóa tan không khí u ám của chiến tranh.

Lúc bình thường, sự yếu đuối của người phụ nữ thể hiện ở cảnh giật mình sợ sệt con rắn nước. Tuy nhiên, trước kẻ địch, không ai dũng cảm như chị. Trước sự hy sinh của chồng, chị một mình tay súng giương cao, bắn hạ máy bay địch.

 

Vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

Theo lời chia sẻ của Thúy An, thời kỳ đóng “Cánh đồng hoang”, tiền thù lao không đủ để mua một chiếc quần đẹp chị thích. Ngoài việc đóng phim, chị cũng như nhiều nghệ sĩ thời bấy giờ – thường phải làm thêm nhiều nghề khác.

Thúy An tâm sự, chị phải buôn bán để chăm chồng bệnh, lo cho hai con, lo trả nợ căn nhà, buổi tối phải đạp xe một quãng dài đi học bổ túc văn hóa.

Sau vai diễn Sáu Xoa, Thúy An còn tham gia vào nhiều vai diễn trong “Biệt động Sài Gòn”, “Mùa gió chướng”, “Ván bài lật ngửa”, “Mùa nước nổi”, “Vùng gió xoáy”, nhưng sự nghiệp diễn viên không phải là một thứ hoa lệ như thời đóng phim bây giờ.

 

 

Chị một tay giữ con, một tay chèo thuyền qua vùng bom đạn.

Chị kể lại những ngày xưa khôn khó: “Thời bao cấp, lúc đóng “Cánh đồng hoang”, “Ván bài lật ngửa” đời sống rất chật vật. Ăn toàn cơm độn củ mỳ, khoai lang, thèm một tô phở mà túi tiền lại eo hẹp nên đành chịu nhịn. Chắc không ai trong giới diễn viên trẻ bây giờ thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn đó. Nếu được gọi là ‘ngôi sao điện ảnh’, tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng mình từng thèm tô phở ngon đến thế!”.

Sau này, Thúy An kết hôn với đạo diễn của “Cánhđồng hoang” – Hồng Sến. Là vợ một đạo diễn hàng đầu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, nhưng chị vẫn phải bôn ba ngược xuôi lo cơm áo gạo tiền. Sau khi chồngqua đời năm 1993, một thời gian sau chị chuyển sang học nghề kim hoàn và qua bên Lào mở tiệm. Tại xứ người, tình cờ chị gặp một khách hàng quê Bạc Liêu nhưng sống bên Đức, vẻ dịu dàng của một người phụ nữ trong Thúy An đã làm lay động trái tim người đàn ông này. Sau đó họ sang Đức sống cho đến giờ.

 

Hình ảnh cuối cùng khi Sáu Xoa bắn hạ máy bay Mỹ, đôi mắt chị đang nuốt hận nỗi đau vì chồng bị địch bắn chết. 

 

 

Vẻ đẹp của Thúy An mang nét bình dị, giàu đức hy sinh. 

 

Cuộc sống vất vả của một người diễn viên Cách mạng đã làm nên những vai diễn rất chân thực, sống mãi với thời gian. 

 

Hình ảnh hiện tại của Thúy An (bên trái)

Lâm Tới vai Ba Đô

Hình ảnh một người chồng, người cha, người chiến sĩ Ba Đô được nghệ sĩ Lâm Tới hóa thân xuất sắc. Nét khỏe khoắn dũng cảmcủa một người nông dân giết chết con rắn độc, lột da làm trống cho con chơi, sự hy sinh vì vợ vì con khi không màng tính mạng, bảo vệ những người thương yêu nhất… làm người xem rớt nước mắt.

 

 

Lâm Tới lột tả chân thực hình ảnh người nông dân vùng Đồng Tháp Mười.

Nhân vật Ba Đô đã trở thành một tượng đài cho tinh thần bất khuất và trái tim yêu thương của con người Việt trong chiến đấu. Đó là hình ảnh một người chiến sĩ hốt trạm băng qua lửa đạn và sự rình rập của chiếc trực thăng Mỹ luôn ráo riết tuần tra qua cánh đồng hoang. Vì sự an nguy của con trai, Ba Đô mạo hiểm tìm ra phương cách cho con vào túi ni long để lặn xuống nước, tránh quân địch.

Cảnh phim ấn tượng khi hai vợ chồng Ba Đô, Sáu Xoa tìm nhau giữa làn bom. Tình yêu vượt lên trên nỗi sợ hãi cái chết và họ đã tìm được nhau. Tiếng gọi “mình ơi” vang vọng giữa không gian bát ngát của cánh đồng, xua tan cả những tiếng ù ù của cánh quạt trực thăng Mỹ bay ngay trên đỉnh đầu.

 

Hình ảnh đối lập giữa gia đình nhỏ bé của Ba Đô và đế quốc Mỹ biểu tượng cho sức mạnh tiềm tàng của cả một dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ Lâm Tới thành công với vai Ba Đô bởi chính lối diễn xuất chân thực. Ông thành công trong nhiều bộ phim khác, ở cả tuýp nhân vật phản diện và chính diện như: Núi trong “Đường về quê mẹ”, Tám Quyện trong “Mùa gió chướng”, Kính trong “Hai người lính”… Với những đóng góp của mình cho sự nghiệp điện ảnh Cách mạng, ông được trao tặng danh hiệu NSND.

Bộ phim cuối cùng NSND Lâm Tới tham gia là bộ phim truyền hình “Đồng tiền xương máu” (đạo diễn Đinh Đức Liêm) sản xuất năm 1999. Năm 2000, do bệnh nặng, ông đã qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người hâm mộ.

 

Lâm Tới trong “Đường về quê mẹ”. 

 

Vào vai Tám Quyện trong “Mùa gió chướng”. 

Nguyễn Văn Thuận vai đứa bé con trai của Sáu Xoa và Ba Đô

Làm nên thành công của bộ phim, ngoài tài năng của đạo diễn và các diễn viên gạo cội, còn có sự đóng góp rất quan trọng của một diễn viên mới 9 tháng tuổi.

Sự xuất hiện của đứa bé trong phim nhằm tăng hoàn cảnh khó khăn và ý chí của vợ chồng Ba Đô. Đạo diễn Hồng Sến đã khai thác những tình huống rất đắt với đứa bé như cảnh chạy trốn máy bay địch phải cho con vào bao nylon dìm xuống nước, cảnh đứa bé bị rơi xuống dòng nước lũ…

 

Thuận và vợ con.

“Đứa bé” 9 tháng tuổi ngày nào giờ đã là người đàn ông vạm vỡ tuổi 34 tên thật là Nguyễn Văn Thuận, ở tại xã Vĩnh Bửu, huyện Tân Hưng.

Thuận kể, năm 17 tuổi, anh từng đi theo ông Tư (tên gọi thân mật dành cho đạo diễn Hồng Sến). Về Sài Gòn, anh ở chung nhà gia đình Hồng Sến để nhờ “ông Tư” giúp thi vào trường điện ảnh, nhưng anh đã không có duyên với điện ảnh, vì ngay sau đó Hồng Sến đổ bệnh và qua đời năm 1995. Hết chỗ nương tựa, anh đành trở về quê làm ruộng. Sau đó, anh cưới vợ, sinh con, gắn bó với nghề nông, ước mơ làm diễn viên điện ảnh chỉ còn là kỷ niệm. Thuận tâm sự: “Có khi vậy mà may, nghe nói nghề diễn viên điện ảnh lông bông, nghèo khó, còn tôi bây giờ cuộc sống ổn định”.

Khái niệm “ổn định” của Thuận sau đó được ông Việt diễn giải đầy đủ hơn, Thuận đang có trong tay 10ha ruộng trồng lúa 2 vụ, có 1 máy gặt đập liên hợp, 1 máy cày… Tính sơ sơ tài sản của “bé Thuận” đã lên tới 3 – 4 tỷ đồng.

Theo 24

From the same category