"Điền tử" là gì mà khiến các phi tần trong "Diên Hi Công Lược" nhất định phải có? - Tạp chí Đẹp

“Điền tử” là gì mà khiến các phi tần trong “Diên Hi Công Lược” nhất định phải có?

Thời Trang

Từ thời xưa, sự cao quý của một người phụ nữ vẫn luôn được đánh giá qua vẻ bề ngoài, không chỉ về nhan sắc mà còn ở những món phục sức mà họ diện trên người. Điều này được thể hiện khá rõ trong những bộ phim cổ trang của Trung Quốc và gần đây nhất là “cơn sốt” mang tên “Diên Hi Công Lược” với chủ đề cung đấu giữa hàng loạt cung tần mỹ nữ.

Được biết, kịch bản của bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Chu Mạt, lấy bối cảnh đầu thời đại Càn Long – vốn là thời đại thịnh vượng nhất của nhà Thanh. Chính vì thế, đây cũng là giai đoạn thể hiện sự chuyển mình rõ nét nhất trong phong cách ăn mặc của nữ nhân tại Tử Cấm Thành. Từ hoa văn thêu trên vải, Triều phục, Cát phục, Tiện phục,… của hậu cung cũng có nhiều khác biệt so với thời kì trước đó. Và khi xem phim “Diên Hi Công Lược” thì một trong những điểm làm khán giả không thể rời mắt chính là món phụ kiện vô cùng quý phái, sang trọng trên tóc của các vị cung tần, mỹ nữ.

Phần phục sức trên đầu của Thái hậu, Quý phi và các phi tần, cung nữ đều gây sự chú ý vởi vẻ ngoài sang trọng và tinh xảo.
Phần phục sức trên tóc của Thái hậu, phi tần, Quan nữ tử đều gây sự chú ý vởi vẻ ngoài sang trọng và tinh xảo.

Được biết, loại mão này được gọi là Điền tử (Hán tự: 钿子). Món phục sức này phổ biến nhất kể từ thời đại Càn Long, với cách dùng lụa đen vấn tóc và điểm xuyết thêm những món trang sức vàng, bạc, đá quý,… tùy theo cấp bậc, chức vị trong hậu cung mà Điền tử sẽ có vẻ ngoài khác nhau.

Tranh vẽ Điền tử thời nhà Thanh
Tranh vẽ Điền tử thời nhà Thanh
Điền tử màu lam của Phú Sát Hoàng hậu (Tần Lam)
Điền tử màu xanh của Phú Sát Hoàng hậu (Tần Lam)
Hoàng hậu dùng Điền tử gắn phụ kiện bằng kim loại.
Hoàng hậu dùng Điền tử gắn trâm ngọc
Điền tử của Dụ Thái phi
Điền tử của Dụ Thái phi
Điền tử của kế Hậu - Ô Lạt Na Lạp thị thời còn giữ phong hiệu Nhàn Quý phi (Xa Thi Mạn)
Điền tử của kế Hậu – Ô Lạt Na Lạp thị thời còn giữ phong hiệu Nhàn Quý phi (Xa Thi Mạn)
Điền tử của Du tần
Điền tử của Du tần
Điền tử của các Quan nữ tử
Điền tử của các Quan nữ tử

Điền tử tuy là món phục sức phổ biến nhưng chỉ được dùng trong ngày thường và những dịp hỷ khánh, lễ, tiệc,… Riêng trong các dịp trọng đại, cần thể hiện sự uy nghi thì Triều quan và Cát phục quan sẽ là lựa chọn thay thế.

Theo đó, Triều quan được mặc chung với Triều phục. Ở giữa Triều quan sẽ được đính một vật trang trí, tầng giữa có hình Kim phượng (chim phượng hoàng bằng vàng), xung quanh cũng có gắn Kim phượng và đằng sau là đuôi Kim địch (lông chim trĩ màu vàng). Phần dưới của triều quan có dây Rũ châu và phía sau có 1 tấm Hộ lãnh. Món đồ này được chia làm 2 mùa, với thiết kế của mùa đông sẽ được phối lông để giữ ấm cho đầu.

Triều quan đính Kim phượng của Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu
Triều quan đính Kim phượng của Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu

Riêng Cát phục quan sẽ trông giống mũ của nam giới, với phần chóp lông đỏ và sẽ được đính trang sức tùy theo cấp bậc chức vị trong cung. Sau này, Điền tử được xem là Cát phục quan nhưng không xuất hiện trong điển lễ, khi được gắn nhiều trang sức hơn và hình thể cuối cùng của món đồ này chính là Thiên can (Hán tự: 挑杆).

Cát phục quan thời nhà Thanh
Cát phục quan thời nhà Thanh
Tranh vẽ Thái hậu mặc Cát phục đội Cát phuc quan (trái) và Thái hậu khi mặc Cát phục quan đội Điền tử (phải).
Tranh vẽ Thái hậu mặc Cát phục đội Cát phục quan (trái) và Thái hậu khi mặc Cát phục quan đội Điền tử (phải).

Thực hiện: Tô Hoàng Bảo

17/08/2018, 09:00