Điện ảnh quốc tế – Phản diện lên ngôi

Rất nhiều tên tuổi lớn đã được chọn để trở thành những nhân vật phản diện trong loạt phim hè sắp tới!

Hãy nhìn vào những người anh hùng xem, họ luôn có một mỹ nữ bên cạnh và có sứ mệnh cứu rỗi toàn nhân loại nhưng có gì vui ở những người hùng đó? Tình yêu và bổn phận luôn là những cặp tính cách cũ rích của bất kỳ người hùng nào và sắp tới đây chính những nhân vật phản diện mới có đủ khả năng khuấy đảo tạo độ nóng cho bộ phim.

Vai phản diện có thể chỉ là một vai phụ nhưng lại là những vai diễn đa dạng về tính cách: từ con rắn trong vườn địa đàng tới Jack Nicholson với vai Joker trong Batman – nhân vật phản diện đã “hưởng” hết mọi sự chú ý trong phim đáng nhẽ dành cho Người Dơi của Michael Keaton.

Phim hè năm nay, tiêu điểm sẽ không phải là những siêu nhân nữa mà sẽ là siêu phản diện (supervillains).

 Câu chuyện trong phim sẽ xoay quanh những nhân vật phản diện này cho tới hồi kết – là lúc người hùng trong phim sẽ tiêu diệt nhân vật xấu. Nhất là trong những bộ phim nhiều phần – như The Pirates of Carribean, Spiderman, tất cả sự khéo léo, tỉ mẩn trong việc sử dụng các kỹ xảo hiện đại, tiên tiến sẽ xoay quanh việc tạo dưng nên những nhân vật phản diện đậm đặc nhất! Càng “xấu” càng tốt!

Anthony Hopkins với vai diễn kinh điển Hannibal Lecter đã được bình chọn là vai phản diện đỉnh nhất mọi thời đại trong bảng xếp hạng của Viện Điện ảnh Mỹ.

 Ông nói rằng: “Khán giả bắt đầu bị cuốn theo sức hút từ những ‘thế lực đen tối’. Không phải là tôi muốn ca tụng những nhân vật phản diện, tôi không có bất kỳ sự đồng cảm hay có ý bào chữa cho bất kỳ nhân vật phản diện nào tôi từng đóng.

Những vai phản diện không phải là sự lựa chọn hàng đầu của tôi nhưng cũng không có lý do gì để từ chối.”

Dưới đây là những nét đáng lưu ý, đáng nhớ về một số nhân vật phản diện tiêu biểu trong các bộ phim “bom tấn” hè 2007:

1. Phản diện “có nguyên cớ”:

Những nhân vật bị nhốt dưới những tầng hầm ẩm ướt, tách biệt với thế giới bên ngoài, không nhận thấy rằng trong họ tiềm ẩn những sự xấu xa.

Họ nghĩ rằng cả thế giới này chẳng bao giờ hiểu được họ và cần bị trừng trị bởi những lỗi lầm mà họ phải hứng chịu. Những nhân vật phản diện này luôn tự coi mình là nạn nhân. Những diễn viên vào vai phản diện kiểu này thường phải tự đặt mình vào vị trí của nhân vật để hiểu được sự đau đớn và ảo tưởng mà nhân vật tự huyễn hoặc mình.

 Michelle Pfeiffer mất tích sau bộ phim “Trúc Đào Trắng” (White Oleander) từ năm 2002 bỗng dưng trở lại với hai vai phản diện trong hai bộ phim mới sẽ ra mắt trong năm nay.

Trong bộ phim ca nhạc “Hairspray” sắp tới, Michelle vào vai Velma Von Tussel, một bà hoàng nhan sắc đã hết thời nhưng vẫn chưa chịu chấp nhận thực tại. “Velma là một người đàn bà mù quáng nhưng đồng thời cũng là nạn nhân của thời kỳ đã dung dưỡng cô bằng những thứ phù phiếm, hào nhoáng,” Michelle nói về nhân vật của mình.

2. Phản diện không hẳn là xấu:

Để chuẩn bị tốt cho vai diễn Flint Marko hay có tên khác là Người Cát (Sandman) trong “Người Nhện 3”, Thomas Haden Church đã phải nghiên cứu những câu chuyện về Frankenstein và nhân vật Golem của người Do Thái – những nhân vật đáng thương nhưng vô cùng đáng sợ.

Thomas muốn diễn tả được tốt những sắc thái, diễn biến tâm trạng nhân vật đúng như những gì anh đã rút ra được từ “nghiên cứu” của mình.

“Tôi vẫn luôn nhớ các bộ phim của Lon Chaney Jr.,” anh nói, “với những cơn cuồng nộ từ nỗi buồn và sự nuối tiếc của nhân vật mà ông diễn tả đã để lại dấu ấn khó quên, trở thành nỗi khiếp sợ của mọi người.” Người cát của Thomas Haden Church liều mình cướp nhà băng cũng chỉ vì cô con gái bé bỏng mà thôi!

3. Phản diện kiểu ngược đời:

Trong vai Dolores Umbridge – một thành viên của Bộ Phép thuật trong “Harry Potter và mệnh lệnh Phượng hoàng”, Imelda Staunton xây dựng một nhân vật của riêng mình: có chút nhan sắc và có chút độc ác.

Imelda biết cách cân bằng các nhân vật của mình: “Nhân vật đó cần phải có chút khôi hài và dĩ nhiên là thật đáng sợ. Có thể nhân vật đó có chút ngờ nghệch nhưng vẫn phải khác với những vai phải diện trong… truyện tranh. Không dễ gì có thể tự điều chỉnh được những điều đó!” Dolores trong phim chỉ mặc những chiếc áo khoác len màu hồng, nói những lời nhẹ nhàng nhưng thực chất đó là những lời đe dọa và những chiếc áo hồng thì không hề dễ chịu chút nào.

4. Bắt nguồn từ sự đố kỵ:

Những vai phản diện cổ điển thường dễ dàng mắc lừa bởi các siêu anh hùng, tự chui đầu vào bẫy. Còn Prince Charming (Rupert Everett lồng tiếng) trong “Shrek The Third” kêu gọi thành lập “thế lực chống Shrek” gồm tất cả những nhân vật phản diện trong các truyện cổ tích từ trước tới giờ, trong đó có cả cô chị oái oăm của Cinderella và tên lùn Rumpelstiltskin trong truyện của anh em nhà Grimm… Prince Charming trở thành người dẫn đầu hoàn hảo với cái tên vốn chỉ được dành cho những anh hùng cứu mỹ nhân từ trước tới nay.

Nhân vật Prince Charming trong Shrek là một cậu công tử được nuông chiều hư hỏng từ bé và luôn ghen tị với tất cả mọi thứ. Tham vọng của Prince Charming là muốn có được “một cái kết có hậu” (happily-ever-after) cho riêng mình, và không ngần ngại dẫm đạp lên người khác chỉ để đạt được điều đó.

5. Là một nửa độc ác của  người hùng:

Vai Nhện đen (Venom hay Eddie Brock) của Topher Grace trong “Người nhện 3” là một ví dụ điển hình. Xét ở một khía cạnh nào đó thì vai diễn này cũng hao hao vai chính Người nhện ở sức mạnh, diện mạo, sau khi Eddie bị vật thể lạ chi phối.

Eddie và Peter cùng làm phóng viên ảnh cho một tờ nhật báo, ở một thời điểm trong phim thì cả hai đều cùng theo đuổi Gwen Stacy. Sự khác nhau duy nhất giữa Nhện đen và Người nhện là Nhện đen có thể thả sức tung hoành với quyền lực trong tay mà không sợ làm hỏng nhân vật!

6. Phản diện là phải quen với hóa trang:

Trong các bộ phim giả tưởng, những nhân vật phản diện thường được xây dựng xấu xí, già cỗi một cách thái quá. Điều này phụ thuộc vào tay nghề của đội ngũ thực hiện kỹ xảo.

Vẫn với nhân vật Venom, Topher Grace nói: “Mất khoảng bốn tiếng đồng hồ để vẽ mặt, sau đó mất thêm 45 phút để khoác lên người bộ trang phục của nhân vật. Đó là chưa kể tới những bất tiện khác như khi khoác lên người bộ trang phục đó thì mọi hoạt động thuộc phạm vi “toalét” đều phải ngưng lại. Vậy là sau 3 phần của Người Nhện thì bất tiện này vẫn chưa được giải quyết!”

Michelle Pfeiffer trong phim “Stardust” vào vai phù thủy thì phải thay đổi liên tục: lúc trông như 20, lúc lại như 200 tuổi!! “Tôi đã không lường trước được những điều kinh khủng khi phải sử dụng quá nhiều phụ kiện để hóa trang cho khuôn mặt,” Michelle nói, “… ‘cơn ác mộng’ không dừng lại sau 5 tiếng ngồi dính chặt lấy bàn make up mà còn phải để nguyên gương mặt như vậy trong suốt 12 tiếng đồng hồ! Đó là chưa kể bạn sẽ phải diễn tả cảm xúc như thế nào qua những lớp hóa trang dày cộp trên mặt như vậy đây?!”

7. Là “gia vị” cho sự tưởng tượng:

Một người đã từng nói chỉ có ở trong phim ảnh mới xuất hiện những nhân vật phản diện. Bạn không thể bước vài bước trên phố là trở thành một kẻ phản diện nhưng trong phim thì điều đó là hoàn toàn có thể.

Trong “Cướp biển Ca-ri-bê 3”, sự xuất hiện trở lại của Thuyền trưởng Barbossa (Geoffrey Rush) được giải thích là vì “sự xảo quyệt và quỷ quái của tay thuyền trưởng này ngay cả Địa ngục cũng không chịu đựng nổi!” Geoffrey Rush đã từng nhận được một giải Oscar với vai diễn nghệ sĩ piano bị cô lập trong “Shine” (1996).

Nhưng nhìn vào những gì ông làm được với vai thuyền trưởng Barbossa thì rõ ràng là đã đến lúc giải Oscar có thêm hạng mục cho “Vai phản diện xuất sắc nhất”!

9 vai phản diện kinh điển trên phim

 

 1. Angela Lansbury trong vai bà Iselin, phim “The ManchurianCandidate” (1962)

2. Ralph Fiennes trong vai Amon Goeth, phim “Schindler’s List” (1993)

3. Ann Savage trong vai Vera, phim “Detour” (1945)

   

 4. Ann Savage trong vai Vera, phim “Detour” (1945)

 5. Laurence Olivier trong vai baác sô Christian Szell, phim “Marathon Man” (1976)

   
 6. Klaus Kinski trong vai Don Lope de Aguirre, phim “The Wrath of God” (1972)  7. Ving Rhames trong vai Marsellus Wallace phim “Pulp Fiction” (1994)

 

 

 8. Arnold Schwarzenegger trong vai người máy hủy diệt Terminator, phim “The Terminator” (1984)

 9. Robert Mitchum trong vai Max Cady, phim “Cape Fear” (1962)

 Tuấn Anh


From the same category