Kể từ khi xu hướng thời trang đường phố thống lĩnh ngành thời trang toàn cầu từ năm 2016-2017, màn ra mắt của các dòng sản phẩm mới luôn khiến các sneakerheads và hypebeasts (những người theo trào lưu mua những món hàng thời trang xa xỉ với mức giá cao đến rất cao) đứng ngồi không yên. Họ sẵn sàng “vung tay” cho một món đồ dẫn đầu xu hướng mà họ yêu thích. Tuy nhiên, dịch COVID-19 xảy ra liệu có đặt dấu chấm hết cho một nền văn hóa “hype” vốn đã được các tín đồ thời trang mải mê theo đuổi trong suốt thời gian qua?
Ngành thời trang dường như đã và đang “bật” chế độ chống khủng hoảng do virus Corona gây ra khi chuỗi cung ứng mặt hàng thời trang hầu như bị phong tỏa, khách hàng không còn quan tâm đến việc mua sắm sản phẩm mới nhiều như trước nữa. Các cửa hàng bán lẻ đã phải hạ giá các sản phẩm may mặc trước thời hạn trên website và hủy bỏ hoặc trì hoãn hàng loạt hóa đơn mua hàng trị giá hơn 3 tỷ USD. Và còn rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác buộc ngành thời trang phải tìm ra hướng giải quyết sớm nhất có thể.
Giữa muôn vàn khó khăn do dịch bệnh gây ra, nền văn hóa Hype vẫn “sống sót” và thay đổi để thích nghi với tình hình dịch bệnh. Khi người dân ở nhiều nước trên thế giới thực hiện giãn cách xã hội, cả Supreme và Coach đều không thể tránh khỏi sự sụt giảm doanh thu bán hàng. Mặc dù dịch bệnh hoành hành nhưng điều này không đồng nghĩa với việc giới mộ điệu ngừng mua hàng thời trang xa xỉ. Họ có thể chọn những cách thức khác nhau để có thể sở hữu cho mình một món đồ ưng ý mà không nhất thiết phải đến cửa hàng để chọn lựa. Không gì có thể sánh bằng khủng hoảng do đại dịch gây ra, thay vì trước đây, các hypebeast sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu, thậm chí lên đến hàng trăm triệu để có thể sở hữu một đôi giày sneakers sành điệu, thì giờ đây họ lại ưu tiên các nhu yếu phẩm sinh hoạt thường ngày hơn cả.
Trong cộng đồng streetwear nói chung và cộng đồng hypebeast nói riêng, khủng hoảng Coronavirus không thể làm hủy hoại nền văn hóa hype vốn đã quá thành công trước đây. Mặc dù chẳng còn sneakerheads hay hypebeasts nào có thể xếp hàng dài nhiều giờ liền để đợi tới lượt mua một món đồ của Supreme, Bape, Off-White…, họ có những mối quan tâm khác lớn hơn việc sở hữu các món đồ thời trang yêu thích nhưng điều này không đủ sức làm hủy hoại cả một nền văn hóa chuộng mốt streetwear xa xỉ.
Trở về năm 2008, cuộc khủng hoảng thế chấp tín dụng thứ cấp đã gây ra cơn khủng hoảng tài chính nghiêm trọng khiến cho nhiều người mất cả nhà cửa và khoản tiết kiệm. Người dân Hoa Kỳ nhận thấy khoảng 9,8 nghìn tỷ USD bị xóa sổ, chỉ số niềm tin tiêu dùng và mua sắm đồ xa xỉ cũng giảm mạnh. Không chỉ có những người phụ nữ ở tầng lớp trung lưu không thể mua một chiếc túi Louis Vuitton bán chạy nhất mà ngay cả những người giàu có cũng không thể mua được. Lý do chính không phải nằm ở vấn đề tiền bạc, hiển nhiên người giàu có luôn có rất nhiều tiền, nhưng họ nghĩ rằng nếu mua một chiếc túi yêu thích trong lúc khó khăn này thì việc sở hữu túi đắt tiền cũng không còn ý nghĩa gì nữa.
Quay trở lại với câu chuyện nền văn hóa “hype” khó có thể bị hủy hoại do khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 gây ra, theo một cuộc nghiên cứu do tờ Business of Fashion tiến hành, các chuyên viên làm trong lĩnh vực thời trang cho biết 2/3 nhãn hàng bán lẻ giày sneakers không quan ngại về việc dịch COVID-19 kéo dài làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Bởi các mặt hàng thời trang xa xỉ vẫn luôn có sẵn.
Theo tờ Economist, trong mùa ra mắt sản phẩm, hầu hết các thương hiệu xa xỉ đã điều chỉnh giá cả phải chăng hơn cho một nửa số lượng sản phẩm của hãng. Sau khi hết hạn quảng bá, những món đồ còn lại sẽ được bán với giá chiết khấu tại cửa hàng hoặc bán cho các nhà bán lẻ. Và dù trong giai đoạn dịch COVID-19 chưa bị đẩy lùi như hiện nay, giới mộ điệu vẫn còn nhiều cách để tiếp cận những món đồ thời trang mới và sở hữu chúng.