Chuẩn bị một tâm thế thư thái nhất để bước chân qua cột mốc 30 tuổi quả thực không hề dễ dàng, bởi đột nhiên, áp lực “phải ổn định”, có một “công việc thực sự” và tìm được một người mà bạn sẵn sàng dành cả phần đời còn lại là điều không phải ai cũng làm được.
Không phải tự nhiên mà tất cả mọi người luôn cảm thấy hoang mang khi “Ôi, mình đã gần 30 tuổi rồi đấy à?”. Cái tuổi “băm” nghe mới già cỗi làm sao, khi nhiều người vẫn còn cảm thấy bản thân là một đứa trẻ bị mắc kẹt trong cơ thể người lớn. Chưa kịp làm gì đã vù, 30 tuổi!
Thay vì lo sợ về điều dĩ nhiên sẽ tới, sao không thử lấp đầy cuộc đời mình bằng những hoạt động thú vị sau:
Điều đầu tiên, hãy nhớ: tuổi tác chỉ là một con số. Bước sang một thập kỷ mới trong cuộc đời có thể là một cột mốc quan trọng, nhưng nó không nhất thiết phải là một giới hạn buộc bạn không được làm cái này hay chỉ được làm điều kia.
Nếu có điều gì đó mà bạn luôn muốn học, như vẽ, đồ họa, tập đàn ukelele hay đơn giản nướng một chiếc bánh sao cho đúng chuẩn, hãy học ngay bây giờ trước khi tuổi 30 kéo bạn đi cũng nhiều việc phải thực hiện khác như gia đình, con cái. Việc theo học một thứ gì đó mà bạn yêu thích bất kể lớn hay nhỏ, sẽ mang lại cho bạn thêm chút tự tin và một chuyện mà bạn có thể dốc hết sức mình để làm. Bạn cũng không cần quan tâm lắm đến chuyện sở thích này có thực sự hữu ích cho tương lai không, bởi việc tận hưởng quá trình học hỏi ấy đã là một dạng hạnh phúc rồi.
Khi chúng ta sợ hãi điều gì đó, trong đầu chúng ta sẽ tự động mường tượng kết quả tiêu cực của việc ấy. Nhưng liệu kết quả ấy có thật không? Tôi thách bạn nộp đơn cho công việc mà bạn luôn nghĩ mình không đủ khả năng đảm nhận, chủ động tỏ tình người bạn đã phải lòng hay thử một lần đứng lên phản bác người luôn bắt nạt bạn. Bạn sẽ thấy rằng bước qua những nỗi sợ hãi như vậy sẽ khiến bản thân mình mạnh mẽ hơn.
Hãy tìm một hoạt động thể chất mang lại niềm vui cho bạn, đó có thể là các giải chạy cộng đồng, khiêu vũ, bơi lội hay đạp xe mỗi ngày. Việc tham gia một cuộc đua hoặc cuộc thi nào đó không chỉ giúp bạn trở nên khỏe mạnh mà còn mang lại cảm giác tích cực khi hoàn thành mục tiêu đề ra.
Bạn chỉ có thể phát triển bản thân một khi bước ra khỏi vùng an toàn của mình, vì vậy hãy bỏ qua những thói quen của bạn, đắm mình vào những điều mới mẻ và khác biệt. Ví dụ như việc khám phá một con đường mới, hay tập ở một mình vào ngày cuối tuần. Những trải nghiệm trước đây bạn từng e sợ hóa ra cũng không tồi tệ như thế.
Biết đâu, anh chàng đồng nghiệp có thể trở thành người đàn ông trong mộng của bạn. Làm sao biết được khi bạn không thử?
Nghe thì có vẻ tồi tệ, nhưng việc đến một nơi nào đó có văn hóa khác biệt, nói chuyện với người dân địa phương, thử những món ăn đặc sản địa phương (thậm chí có phần hơi rùng rợn), bạn sẽ thấy đây thực sự là một khoảng thời gian thú vị với toàn những điều mới mẻ xung quanh.
Trước khi đi ngủ, bạn có thể dành chút thời gian tự hỏi mình những câu hỏi sau: hôm nay mình ích kỷ hay thiếu trung thực? Mình có để nỗi sợ hãi cản đường mình không? Mình nợ ai một lời xin lỗi? Những câu hỏi này không khiến bạn cảm thấy tội lỗi, ngược lại, giúp bạn cải thiện từng chút, trở thành phiên bản tốt nhất có thể của chính mình.
Cảm giác “trái tim tan vỡ” là điều mà mọi phụ nữ đều nên trải qua ít nhất một lần trong đời. Tại sao? Nỗi đau là điều không thể tránh khỏi, nhưng một khi đã trải qua cảm xúc tiêu cực ấy, bạn sẽ bớt lo sợ khi gặp trường hợp tương tự trong tương lai. Chúng ta cần hiểu điều gì (và ai) phù hợp với mình, và đôi khi khiến trái tim tan nát là cách tốt nhất để tìm ra điều đó.
Ngay cả khi bạn còn lâu mới trở thành một kẻ nghiện adrenaline, bạn cũng nên nếm thử loại hormone mạnh mẽ này ít nhất một lần, vì nó khiến bạn cảm thấy thực sự được sống. Vì vậy, hãy tiếp tục, thử sức mình với những hoạt động cảm giác mạnh một chút, như thử môn dù lượn hay nhảy bungee.