Để có cuộc sống vui-trẻ-khỏe, bác sĩ 105 tuổi khuyên đừng nghỉ hưu quá sớm

Tiến sĩ Shigeaki Hinohara (sinh năm 1911) là một trong những bác sĩ hành nghề lâu năm nhất thế giới. Từ năm 1941, ông bắt đầu chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế St. Luke ở Tokyo và giảng dạy ở trường Cao đẳng Y tế St. Luke. Là người đặt nền móng cho nền y học Nhật, ông chú trọng đến những liệu pháp chữa trị không dùng thuốc, song song với việc xây dựng một lối sống lành mạnh.

health-1
Ông Shigeaki Hinohara chia sẻ: “Dù là thanh niên hay người cao tuổi đều cần có thái độ sống rõ ràng, tránh phức tạp hóa những vấn đề nhỏ nhặt, dồn thời gian, tâm sức cho những việc quan trọng để có thêm sức sống và động lực“.

Cụ ông Shigeaki Hinohara không những là người có một lối sống tích cực, khỏe khoắn và lành mạnh, mà còn viết hơn 150 cuốn sách trong suốt sự nghiệp của mình, nhằm cung cấp nhiều lời khuyên để mọi người có được một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc. Trước khi qua đời vào ngày 18/7/2017, ở tuổi 105, ông đã kịp chia sẻ bí quyết sống vui-trẻ-khỏe của mình.

Giữ dáng cân đối

Bác sĩ Shigeaki khuyên rằng việc giữ hình thể cân đối là một việc vô cùng quan trọng. Điều đó có nghĩa là bạn phải luôn tập luyện các hoạt động thể chất và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Dù đã nhiều tuổi nhưng ông vẫn đi thang bộ và tự cầm đồ.

health-4

Mỗi sáng, ông thường uống một ly cà phê, một cốc sữa, một ít nước cam trộn với một thìa dầu ô liu. Buổi trưa, ông sẽ ăn bánh quy với sữa. Buổi tối, ông ăn cơm với rau và cá. Ngoài ra, ông cũng đề nghị nên ăn 100 gram thịt 2 lần/tuần. Từ năm 30 tuổi đến hơn 100 tuổi, ông Shigeaki luôn giữ cân nặng ở mức 60kg.

Không nên tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ

health-5

Dù bản thân là thầy thuốc nhưng cụ ông Shigeaki lại nhắc nhở mọi người không nên tin tưởng một cách mù quáng vào bác sĩ. Khoa học không thể chữa được bách bệnh. Đó là lí do tại sao xảy ra tình trạng có những ca phẫu thuật không cần thiết.

Tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn

health-8

Bác sĩ Shigeaki tâm niệm: “Sống là phải cống hiến”. Dù đã bước qua ngưỡng tuổi 100, ông vẫn làm việc 18 giờ/ngày và 7 ngày/tuần, năng suất và chất lượng công việc thậm chí còn hơn cả những người trẻ tuổi. Không chỉ làm việc như một bác sĩ, ông còn sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng. Có thể nói, sống và làm việc hết mình là một trong những lời khuyên đắt giá nhất. Được làm điều mình yêu thích sẽ khiến cuộc sống trở nên thoải mái hơn.

Chia sẻ kiến thức

health-9

Hàng năm, bác sĩ Shigeaki đều xách ba lô lên và đi khắp đất Nhật, thực hiện hơn 100 bài diễn văn tại mỗi nơi ông đến. Vị bác sĩ lão làng luôn khiến khán giả phải liên tục đứng lên xuýt xoa bởi nguồn cảm hứng bất tận từ nội dung bài diễn thuyết. Thậm chí, ông đứng trong suốt những buổi diễn văn mà không hề có một chút khó khăn nào.

Tiền tài chỉ là vật ngoài thân

health-6

Một trong số các bí quyết để có được đời sống hạnh phúc và an lành chính là cân bằng được mọi thứ. Cụ ông Shigeaki cũng chia sẻ rằng dù tiền là rất cần thiết nhưng chúng ta không nên chú tâm mãi đeo đuổi nó. Nếu không muốn để cuộc sống mất đi niềm vui vốn có, chúng ta không nên để tiền tài hay những vật ngoài thân chi phối.

Đừng lo lắng quá nhiều

health-7

Bác sĩ Shigeaki cho rằng cuộc sống là chuỗi những sự kiện không thể tiên đoán được, vì vậy ta không nên tốn nhiều năng lượng để lo lắng. Nếu bạn luôn trong trạng thái âu lo, phiền não sẽ dễ dẫn đến chứng trầm cảm và một số căn bệnh khác. Hãy luôn duy trì trạng thái tích cực là điều quan trọng để có được một cuộc sống vui khỏe.

Không nên nghỉ hưu

health

Nếu cả về tinh thần lẫn sức khỏe không gặp phải vấn đề gì lớn, bạn không nên nghỉ hưu (quá sớm). Cụ ông Shigeaki khuyên rằng hãy làm việc khi vẫn còn có khả năng, bởi nguồn vui trong công việc sẽ tạo cho ta cảm giác thành công và hạnh phúc. Khi một người có quá nhiều thời gian nhàn rỗi sẽ nghĩ ngợi linh tinh, cũng như sinh ra tâm lý ủ rũ, chán chường. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ hưu, thời điểm lý tưởng nhất là sau 65 tuổi.

Luôn tìm nguồn cảm hứng

health-1

Bí quyết để tràn trề năng lượng chính là mỗi người phải luôn tìm cho mình một nguồn cảm hứng. Cuộc sống là một chặng hành trình dài, nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ bị những năng lượng tiêu cực xâm chiếm. Nếu cần, bạn có thể tìm một hình mẫu để hướng đến. Mỗi khi gặp phải vấn đề nan giải, cụ ông Shigeaki luôn tự hỏi: “Nếu là bố, ông ấy sẽ làm như thế nào?”. Điều này đã giúp ông rất nhiều trong việc đối mặt với những khó khăn.

YOUNG AT HEART – TUỔI TÁC CHẲNG LÀ GÌ CẢ
Thật may, dù tuổi niên đại và tuổi sinh học hàng năm có đều đặn tăng tỉ lệ thuận với giá xăng thì tuổi tâm hồn của phụ nữ vẫn mãi mãi dừng lại ở con số 18, như Robert Anson Heinlein từng đúc kết: “No woman ever ages beyond eighteen in her heart”. Điều đó có nghĩa là số đèn cầy cắm trên bánh sinh nhật mỗi năm tăng thêm một đơn vị cũng chẳng có nghĩa lý gì. Nó chỉ đồng nghĩa với việc ta có thêm một lần được sống với tâm hồn 18, tiếp tục nhẹ dạ, tiếp tục yêu đời, tiếp tục xịt nước hoa rất hao và vẫn máu ăn chơi.
cover-young-at-heart_450-x-270px
Chuyên đề “Young at Heart” của Tạp chí Đẹp trân trọng giới thiệu đến độc giả những ông già, bà già chẳng có gì ngoài số tuổi cao vời vợt và độ “chịu chơi” mà đám trẻ chưa chắc sánh bằng. Ở cái tuổi đáng lẽ phải tịnh dưỡng, an yên thì họ lại chọn cách bay nhảy với đam mê và khát vọng của mình. Nhìn họ ta sực tỉnh ra, cái tuổi chỉ là những con số và sự lão hóa không nằm ở con tim.
Đọc thêm các bài viết trong chuyên đề “Young at Heart”:
Lão ông Wang Deshun: 80 tuổi vẫn tập gym, ăn vận sành điệu và làm người mẫu
Fashionista 53 tuổi Grece Ghanem: “Tuổi tác không quyết định phong cách của bạn”
Stella Tennant: Vẻ đẹp phi giới tính cận kề tuổi 50 khiến hậu bối cũng phải ngả mũ
Monica Bellucci – Bông hồng kiêu hãnh tuổi 54 và gu thời trang bay bổng đậm chất Ý
“Già rồi, không đủ sức theo đuổi ước mơ nữa”: Các “chị đại” này sẽ chứng minh điều ngược lại
Tuổi tác không chỉ là những con số mà còn là phong cách sống!
Nghỉ hưu tuổi già: Nhà dưỡng lão hay du thuyền?
Cái sự già của phụ nữ không nằm ở số tuổi

From the same category