Trong các luận điểm, giả thuyết về mối quan hệ giữa dậy thì sớm và béo phì nhận được nhiều đồng tình từ giới khoa học. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, khoảng 30 loại gen được xác định nêu trên đã cho thấy một số liên hệ rõ ràng giữa sự chuyển hóa chất béo và sự điều chỉnh cân nặng, qua đó quyết định cơ thể béo phì hay không. Tuy nhiên, béo phì có là nguyên nhân chính của dậy thì sớm hay chỉ là yếu tố bổ sung cho một cơ chế khác gây ra hiện tượng này còn chưa thật rõ ràng. Mặt khác, nghiên cứu không cho biết chi tiết bao nhiêu nguy cơ dậy thì sớm do gen quy định và bao nhiên “trách nhiệm” thuộc về các nhân tố khác.
Nhưng chắc chắn, dậy thì sớm đem tới những rủi ro sức khỏe trong tương lai lâu dài, đặc biệt tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đặc trưng giới như ung thư vú hay cổ tử cung.
Theo giáo sư Anthony Swerdlow (Viện nghiên cứu Ung thư, Anh quốc), rủi ro ung thư tăng lên ở người dậy thì sớm là do quá trình tiếp xúc lâu dài hơn của cơ thể với kích thích tố giới tính như ostrogen (hoóc môn sinh dục nữ). Và trước mối quan hệ mật thiết giữa béo phì, dậy thì sớm và nguy cơ ung thư, ông nhấn mạnh: để ngăn chặn các rủi ro, cần lưu ý rằng chế độ ăn, sinh hoạt từ lúc thơ ấu sẽ tác động mạnh mẽ lên tình trạng sức khỏe trong tương lai.
Ảnh: S.T