Đẩy lùi hiện tượng ngứa trong thai kỳ

Một số nguyên nhân

– Tử cung tăng trưởng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô (xerosis) và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.

– Chứng phát ban: Những hormone được sản xuất ra trong thai kỳ ảnh hưởng đến cơ thể, vốn đã rất nóng. Da tự cọ xát hoặc cọ xát vào quần áo và đổ mồ hôi, nên ẩm ướt và gây ra chứng phát ban, nổi rôm. Chúng thường xuất hiện ở các nếp gấp của da và các nếp nhăn, gây ngứa và khó chịu.

– Nổi mề đay: Cuối thai kỳ, một số phụ nữ xuất hiện những mảng ngứa lớn dưới dạng mề đay và sần (PUPP), bắt nguồn từ dạ dày và lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể như bụng, đùi và cánh tay. Dấu hiệu của nó là gây ngứa quá mức, nhưng lại không gây hại gì cho bạn và thai nhi. Chỉ 1% thai phụ bị PUPP, nên bạn hãy đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra, để xác nhận tình trạng có thực sự bị PUPP hay không?

– Do ngứa sần: Ở một số chị em phát triển một căn bệnh hiếm gặp gọi là ngứa sần. Điều này dẫn đến sự hình thành của “da gà” trên cơ thể. Nó thường xuất hiện ở chân, tay, cánh chân và cánh tay. Bệnh này không gây hại gì cho bạn và bé, nhưng sẽ khiến bạn khó chịu.

– Phồng mụn rộp: Một số bà bầu lại gặp một tình trạng khác, được biết đến như là bệnh pemphigoid khi mang thai (mụn rộp thời kỳ thai nghén). Tình trạng này có đặc trưng như là ngứa mề đay, với dạng tổn thương giống như bóng đèn. Mụn phồng rộp thường xảy ra ở giai đoạn 3 của thai kỳ nhưng cũng có những trường hợp xảy ra ở giai đoạn đầu, có thể gây ra các biến chứng kéo theo sự chậm phát triển của thai nhi và sinh non.

– Nhiễm nấm men: Một số phụ nữ có thể bị ngứa âm đạo trong thời kỳ mang thai. Nó chủ yếu gây ra bởi sự thay đổi độ PH của âm đạo, hoặc do một số bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm vi sinh. Nhiễm nấm men rất phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ngứa từ nhẹ đến nặng.

– Ứ mật intrahepatic: Đây là một tình trạng ngứa khác xảy ra trong thai kỳ và có khoảng 2% thai phụ mắc phải nguyên nhân này. Đó là do tổng hợp muối mật, một vấn đề của gan. Mật chảy không bình thường trong ống dẫn nhỏ của gan và tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa quá mức. Đôi khi, ngứa nặng đến mức người bị ngứa sẽ gãi đến trầy xước và tổn thương da.

Tất cả các tình trạng ngứa cơ thể trong khi mang thai được đề cập ở trên, sẽ dần biến mất sau khi sinh và không lặp lại ở lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, tình trạng ứ mật intrahphic là ngoại lệ và thường xảy ra trong những lần mang thai khác.

Các phương pháp điều trị

Bạn có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị tình trạng ngứa. Nhưng trước khi thử bất kỳ biện pháp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và có sự điều trị phù hợp, an toàn nhất. Nếu bị ngứa do các giai đoạn phát triển khác nhau của thai kỳ, bạn có thể áp dụng một trong các biện pháp dưới đây để điều trị:

– Tránh tắm nước nóng: Việc tắm nước nóng hay tắm quá nhiều có thể làm da bạn bị khô hơn. Vì vậy nếu tắm nóng, bạn nên sử dụng các sản phẩm từ yến mạch, vì chúng có tác dụng làm dịu cơn ngứa. Khi tắm, cần tránh chà xát da bằng bàn chải, nên sử dụng kem dưỡng da để giúp da mềm mại hoặc xà phòng nhẹ, không mùi để tắm.

– Dùng kem dưỡng ẩm: Sauk hi tắm xong, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm chất lượng tốt lên vùng da bị ngứa ngay lúc da vẫn còn ẩm. Điều này giúp da hấp thụ độ ẩm nhiều hơn. Các sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng như kem dưỡng bơ ca cao, chiết xuất nha đam… rất tốt và phù hợp cho làn da bị ngứa. Bôi các loại kem dưỡng này lên vùng da bị ảnh hưởng, nhất là vùng bụng, sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể các vết rạn khi mang thai.

– Sử dụng bột baking soda: Thoa bột baking soda với nước và đặt một miếng gạc lạnh lên vùng bị ngứa, sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy rất thoải mái. Việc sử dụng kem chống ngứa, như kem dưỡng chứa quặng kẽm calamine cũng rất hiệu quả.

– Mặc đồ rộng thoáng: Bạn nên nhớ là luôn mặc quần áo rộng rãi bằng chất liệu cotton và tránh xa các loại quần áo bằng chất liệu tổng hợp (như polyester), vì chúng có xu hướng kìm hãm sự ẩm ướt.

– Chăm sóc vùng kín: Bạn cần đi khám phụ khoa để loại trừ viêm âm đạo do nấm để điều trị ngứa âm đạo trong thai kỳ, bạn cần mặc quần lót bằng chất liệu cotton và luôn chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Không tắm vòi hoa sen và lau âm đạo từ phía trước ra phía sau để tránh xa vi khuẩn.

– Uống đủ nước: Để giữ độ ẩm cho cơ thể, bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 2 lít. Cùng với đó, bạn cũng cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng hợp lý để luôn có lợi cho da.

– Xoa bột không mùi: Trường hợp bạn bị PUPP, bạn hãy xoa bột không mùi lên những nếp vùng dưới ngực và giữa đùi, giúp giảm sự kích thích cho da.

Ngứa trong thai kỳ là điều bình thường, nhưng luôn đem đến sự khó chịu cho các bà bầu cùng một số tác dụng phụ. Đây là hiện tượng tự nhiên mà phần lớn thai phụ phải chịu đựng. Nó có thể được giảm thiếu bằng các phương pháp kể trên. Thế nên, bạn cần biết cách tự chăm sóc để trải qua giai đoạn mang thai khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc.

Theo Bầu


From the same category