Dấu hiệu bị phơi nhiễm phóng xạ

Người bị nhiễm xạ cấp có biểu hiện lâm sàng tùy thuộc liều lượng hấp thụ và loại phóng xạ, cũng như phụ thuộc phần cơ thể bị phơi nhiễm. Các biểu hiện lâm sàng liên quan đến tổn thương 3 cơ quan chính của cơ thể: hệ thống tiêu hóa, tủy xương, và hệ mạch máu thần kinh. Tùy theo loại phóng xạ và liều lượng phóng xạ hấp thu, cũng như phần cơ thể bị phơi nhiễm sẽ quyết định biểu hiện lâm sàng gồm 4 giai đoạn.

Giai đoạn tiền triệu: xuất hiện sau vài giờ đến 4 ngày sau khi cơ thể phơi nhiễm phóng xạ và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ trung bình, trên 1 đơn vị Gy, (có 7 cấp độ phơi nhiễm từ 1 Gy tới 7 Gy) cơ thể chúng ta có nhiều triệu chứng thường bắt đầu buồn nôn, nôn, sau đó là tiêu chảy, đau đầu, sốt. Liều lượng phóng xạ càng lớn thì triệu chứng này càng xuất hiện sớm. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian ngắn cơ thể dường như trở lại bình thường, không có biểu hiện ốm đau gì.

Giai đoạn muộn tiếp theo: kéo dài từ 2- 6 tuần và thường không có triệu chứng.

Giai đoạn bệnh tiếp theo biểu hiện khác nhau tùy cơ quan bị tổn thương, nghiêm trọng hơn như tiêu chảy ra máu, rụng tóc, loét miệng. Đặc biệt là bệnh nhiễm phóng xạ sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu tự phát (khiến cho mũi, họng, răng chảy máu tự nhiên. Từ đó rất dễ gây ra chảy máu từ các bộ phận khác, thậm chí còn gây ra chứng nôn ra máu). Các phần của cơ thể có khả năng tổn thương lớn nhất khi bị phơi nhiễm gồm các mô ở ruột và dạ dày, và các tế bào sản sinh máu trong tủy xương.

Giai đoạn cuối: biểu hiện cuối của nhiễm xạ cấp. Ở mức cao hơn, tất cả những triệu chứng trên có thể được biểu hiện rõ ràng, cùng đó là toàn bộ cơ quan nội tạng đồng loạt bị tổn thương nhanh chóng, có thể dẫn đến tử vong.

Người lớn khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 4 Gy cũng sẽ bị tử vong trong vòng nửa tiếng. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có thể bị nhiễm phóng xạ ở nguy cơ cao.

Đối phó với phơi nhiễm phóng xạ

+ Giảm thiểu việc phơi nhiễm thêm phóng xạ bằng cách cởi bỏ quần áo, giầy dép và tắm rửa nhẹ nhàng cơ thể bằng xà phòng và nước.

+ Sau đó có các loại thuốc làm tăng sản xuất bạch cầu, nhằm ngăn chặn tổn thương có thể gây ra đối với tủy xương, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng thêm do hệ thống miễn dịch. Cũng có thể sử dụng những loại thuốc đặc trị giúp giảm tổn thương đối với các cơ quan nội tạng do các phân tử phóng xạ gây ra.

Tuy nhiên, nguy cơ lâu dài lớn nhất đối với nhiễm phóng xạ là ung thư. Ung thư xảy ra khi tế bào mất khả năng này, vẫn tiếp tục phân chia và phân chia một cách mất kiểm soát. Phơi nhiễm phóng xạ có thể làm cho cơ thể bị biến đổi gen của cơ thể. Đặc biệt là di truyền sang thế hệ con cháu, đầu hoặc kích thước não nhỏ hơn, mắt kém, phát triển chậm, và tiếp thu đặc biệt kém.

Hiện nay, để phòng chống phơi nhiễm phóng xạ, chúng ta sử dụng uống thuốc Potasium Iodide (KI). Potassium Iodide (KI) có tác dụng ức chế tuyến giáp hấp thu i-ốt phóng xạ, vì vậy sẽ ngăn chặn quá trình chiếu xạ vào tuyến giáp và làm giảm tổn thương tuyến giáp. Tác dụng của KI phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và cân bằng i-ốt trước đó. Dùng một lượng lớn i-ốt sẽ hòa loãng lượng nhỏ i-ốt phóng xạ bị nhiễm vào cơ thể, vì vậy sẽ giảm thiểu đáng kể lượng i-ốt phóng xạ bị bắt vào tuyến giáp.

Trên thế giới chủ yếu sử dụng loại thuốc này và có tác dụng tức thì, chỉ cần 30 phút sau khi uống i-ốt đã đạt được hiệu quả ức chế hấp thu i-ốt phóng xạ vào tuyến giáp. Nếu sử dụng i-ốt một hoặc hai giờ trước khi bị nhiễm xạ thì hiệu quả bảo vệ vượt quá 98%.

Bài: T.An (Tổng hợp)


From the same category