Cà chua
Loại quả này chứa nhiều caroten, vitamin C giúp cho làn da mịn màng. Chúng còn giàu lycopene – chất chống oxy hóa, ngăn lừa tình trạng lão hóa và giúp phòng chống ung thư cũng như bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cà chua còn chứa vitamin A, kali và
chất xơ. Các nhà khoa học đã khẳng định, nếu mỗi ngày bạn ăn 300g cà chua, thì một tháng sau hàm lượng
cholsterol tốt (High Density Lipoprotein Cholesterol, HDL) sẽ tăng 15%.
Cà chua còn tuyệt vời hơn khi kết hợp được với rất nhiều nguyên liệu khác như trứng, sữa, thịt, cá… để làm các món ăn phong phú.
Quả lựu
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, lựu có thể giúp hạn chế sự hình thành
những mảng bám trong các động mạch và làm hạ huyết áp. Nước ép từ lựu có tác dụng kiểm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tiểu đường, viêm khớp
và những khác thường trong việc cương cứng cơ quan sinh dục nam. Những lợi ích của lựu bắt nguồn từ các chất
polyphenol mạnh mẽ là anthocyanin và tannin.
Ớt đỏ và ớt chuông
Trong ớt đỏ có chứa capsaicin là chất chống ô-xy hóa, có thể cản trở sự phân
hủy của thức ăn, góp phần bảo vệ các mạch máu. Capsaicin làm tăng tỷ lệ
tiêu hóa và kích thích những chất hóa học trong não, giúp chúng ta cảm
thấy ít đói hơn.
Ớt chuông cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nó giàu chất chống oxy hóa, vitamin A và C, lycopene, lutein và zeanthin.
Trong 100gr ớt chuông có chứa 120mg vitamin C và chỉ cần 50gr ớt chuông đã cung
cấp 75% lượng vitamin C cần cho cả ngày. Một chén ớt chuông chứa
5.244 IU vitamin A, 100gr ớt chuông cung cấp từ 15-50% lượng vitamin A
cần thiết trong ngày. Vitamin B6 trong ớt chuông là một chất dinh dưỡng
cần thiết cho sự phát triển não bộ và giúp cơ thể sản sinh hormone
serotonin và norepinephrine (ảnh hưởng đến tâm trạng) và melatonin (giúp
điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể).
Beta carotein trong ớt chuông đỏ giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
Củ cải đỏ
Chứa nhiều chất carbohydrate và ít chất béo, acid folic, các
chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh tim, ung thư đặc biệt là
các dị tật bẩm sinh và thậm chí cả ung thư ruột kết, củ cải đỏ thực sự là một thực phẩm tuyệt vời.
Ngoài ra, chất xơ trong củ cải đỏ giúp giảm cholesterol trong máu từ 30 đến 40% và giúp ổn định huyết áp.
Nước củ cải còn giúp kích thích chức năng tế bào gan, bảo vệ gan và mật, uống thường xuyên có thể giúp giảm táo bón…
Táo đỏ
Táo đỏ
chứa rất nhiều vitamin C và lại ít calo, ăn nhiều táo sẽ giúp giảm
béo, đồng thời thúc đẩy sự trao đổi chất, hạn chế sự sản sinh của
cholesterol và lại còn rất tốt cho làn da.
Quả anh đào (cherry)
Quả anh đào có tác dụng phòng chống rất nhiều căn bệnh như tiểu đường,
ung thư, các bệnh về xương khớp. Nó có chứa chất chống oxy hóa như
anthocyanin. Nó cũng là thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, kali và
vitamin A.
Gấc
Người Việt thường dùng gấc để nấu xôi và dùng tinh dầu gấc để chữa bệnh cũng như nấu nướng. Gấc có tác dụng phòng chống các bệnh như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin; thiếu vi chất, giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng. Gấc rất giàu lycopen. Theo tỷ lệ khối lượng, nó chứa nhiều lycopen gấp 70 lần cà chua, chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai lang.
Các nghiên cứu cũng cho thấy trong dầu gấc có thành phần vitamin E khá cao. Các hợp chất của beta caroten, lycopen, alphatocopherol… trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
Đậu đỏ
Đậu đỏ là nguồn protein, chất sắt dồi dào, ít chất béo và cholesterol. Một chén đậu nấu chín có chứa hơn 15 gram protein và 5 mg chất sắt – đáp ứng gần 30% nhu cầu hàng ngày của trẻ.
Ngoài ra, các chất xơ hòa tan được tìm thấy trong đậu đỏ cũng giúp giảm mức cholesterol trong máu bằng cách đẩy chất này qua đường tiêu hóa trước khi cơ thể có thể hấp thụ. Vì thế, đậu đỏ là sự lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường hoặc cần ổn định lượng đường trong máu. Đậu đỏ cũng giúp giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim… nhờ các chất chống oxy hóa trong nó.
Min (tổng hợp)