“Cháu mê Harry Potter vô cùng. Tiền tiết kiệm mỗi tháng tôi cho đã được giành dụm để mua Harry Potter đúng bằng tiếng Anh. Chưa kể, tôi tận mắt nhìn thấy con xem đi xem lại bộ phim cùng tên không biết bao nhiêu lần” – bà Thường nhớ lại.
Harry Potter chính là lý do cực kỳ cảm tính để chị Hà, con gái bà dứt khoát chỉ chọn du học Anh. Nhưng ngoài sự hấp dẫn của thế giới Harry Potter với trường học Hogwarts đó, còn những lý do rất lý trí khác. “Cháu Hà đã học chuyên Anh tại Hà Nội- Amsterdam từ rất sớm. Chính vì thế, cháu nói rằng mình muốn học tiếng Anh của người Anh – thứ tiếng Anh mà khi sử dụng được thì ai cũng tôn trọng. Điều này, giờ đây trong công việc cháu thấy rất rõ tác dụng tích cực” – bà Thường nói.
Bài học từ Hà Nội
Nhưng cho dù đích đến đã được xác định thì bà Thường – vốn là một giảng viên đại học ngành tâm lý sư phạm – vẫn vô cùng cẩn trọng để đi tới. “Tôi thường xuyên tham dự các hội thảo du học. Cứ đâu có hội thảo là tôi tới. Thường những hội thảo này phần lớn do Hội đồng Anh tổ chức”.
Một buổi hội thảo tư vấn du học do Hội đồng Anh tổ chức
“Tôi phải tìm hiểu rất nhiều thứ. Từ việc thuê nhà cho con như thế nào tới việc dạy con nấu nướng. Đặc biệt hơn là định hướng cho con tự lo việc học đến việc vui chơi, hòa nhập ở môi trường mới. Những thông tin đó chỉ có thể có khi chăm chỉ tham dự các hội thảo du học. Bởi, ở đó ngoài thông tin của các trường, còn có thông tin ‘sống’ từ các phụ huynh và những sinh viên đang theo học tại nước Anh. Chúng cho tôi có hình dung tốt về cuộc sống du học sinh bên đó”.
Cũng từ những thông tin này, bà Thường đã chọn cho con gái mình một môi trường để hòa đồng văn hóa tốt với người bản địa. “Tôi không chọn những trường, những thành phố có quá nhiều du học sinh người Việt. Môi trường như thế dễ khiến các em co cụm lại và ít thích nghi với văn hóa Anh. Thành phố nơi con gái tôi học gần như không có người Việt”.
Trước khi đặt chân tới miền đất mơ ước, cô bé Hà – cũng được mẹ nói chuyện rất lâu về những “đích” văn hóa mà mình cần đạt được. “Tôi nói với cháu nếu học sinh ở các vùng quê nghèo lên Hà Nội học khó khăn thế nào thì con sang đó cũng sẽ khó khăn như thế. Và con nên nhớ, nếu nghĩ Hà Nội là các quán cà phê sinh viên, karaoke sinh viên thì đã mất tiền mà chẳng học được gì. Văn hóa nằm ở những viện bảo tàng, nhà thể thao, nhà hát lớn cơ…”
Và những “cú sốc” văn hóa
Bài học về văn hóa của một đất nước luôn đáng giá
Một cú sốc khác tuy nhỏ với cô bé là việc các bạn cứ nghĩ cô là người Tây Ban Nha và rủ cùng đi chơi nhiều nước. Một trong những chuyến đi đó, Hà được rủ xem múa bụng. Trong khi các bạn hồ hởi vỗ tay thì Hà thấy khó có thể quen được với một điệu múa tuy điêu luyện nhưng lại có trang phục như vậy. Có điều, Hà cũng biết cách không phản ứng ra ngoài. Những bài học về thể thức trao đổi văn hóa như thế được tích dần, tích dần.
“Tôi thấy gia đình mình cũng thực sự may mắn khi cháu được ở tại nhà một bà chủ tốt như bà Shirley Medland. Người phụ nữ đã dạy con tôi nhiều bài học văn hóa và cả tình người. Nước Anh với con gái tôi hiện rõ hơn qua những tình người như thế”.
“Những bài học trên lớp cũng nhẹ nhàng, thấu đáo như vậy. Bài luận mà cháu dày công chuẩn bị đã được thầy nhắc nhở nhẹ nhàng nên dẫn rõ nguồn tư liệu hơn. Như thế, sẽ tránh được nghi ngờ về hiểu biết và đạo đức. Làm nghề giáo, tôi hiểu rất rõ sự chuyên nghiệp cũng như lòng độ lượng của những lời dạy như vậy”.
Học tập tại Vương quốc Anh
Ngoài ra, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể tham gia buổi Tư vấn với chủ đề “Chuẩn bị cho con sang Anh du học từ bậc THPT: Những điều phụ huynh cần biết” được tổ chức vào ngày 27/01/2014 trên báo điện tử Dân trí và buổi tọa đàm trực tiếp dành cho phụ huynh về chủ đề “Kế hoạch tài chính cho du học Anh” tại sự kiện.
Mọi thông tin chi tiết về Ngày hội xem tại: http://duhocanh.eduk.vn/
Bài: Kiều Trinh