Cách đây mấy hôm, một cô bạn khác cũng kể: “Giờ chẳng còn cảm xúc gì với chồng nữa, cảm thấy có chồng cũng được mà không cũng chẳng sao. Cái tha thiết buổi yêu nhau giờ xa xôi quá. Vợ chồng tao sống cùng một nhà nhưng tao thấy mình độc lập tình cảm với lão ấy”.
Cảm giác không còn cần nhau trong đời giống như “liều thuốc độc” với cuộc hôn nhân của bạn
Cả hai câu chuyện của bạn tôi đều buồn. Điểm chung của những câu chuyện ấy, là cuộc hôn nhân đã đi vào nhàm chán và quan trọng nhất là việc mất niềm tin về nhau khiến một trong hai người tách mình khỏi người kia. Nói ngắn gọn hơn, hôn nhân của họ đang rơi vào cảnh “đồng sàng dị mộng”. Cả hai gia đình bạn tôi, bên ngoài, nhìn có vẻ rất bình lặng và êm ấm, nhưng bên trong đó là những đợt “sóng ngầm” mà chỉ hai người mới hiểu. Sở dĩ, tôi biết điều này vì thật hay, tôi chơi thân với cả hai cặp và họ đều chọn tôi để tâm sự.
Cô bạn tôi cũng tương tự, thất vọng về chồng từ những thứ nhỏ nhặt đến những chuyện lớn hơn, và nhất là sau khi sinh con, cô cảm thấy mình chỉ cần con là trên hết, còn chồng… cũng chỉ cho có. Bởi vậy mà cô bạn tôi từng không ít lần nghĩ tới chuyện ly hôn. Nàng bảo, nàng chỉ cần con, chồng coi như làm cảnh, nhiều khi chướng tai gai mắt ra phết, nhưng nhắm mắt cho qua để con có bố.
Tôi nhớ tới câu chuyện khác của một chị bạn. Ngày mới lấy nhau, chị thất vọng kể, chị không hiểu sao anh có thể lười đến thế, tại sao anh lại không có chí tiến thủ, tại sao anh không lãng mạn… Trong khi đó, anh cũng buồn bã kể, chị suốt ngày càm ràm, chị lúc nào cũng hiếu thắng và coi mình là nhất, chưa kể, chị còn vụng thối vụng nát… Ấy vậy mà sau 5 năm, lần nào gặp, cũng thấy anh chị tay trong tay, mắt lấp lánh hạnh phúc. Có hỏi mới biết, cả hai đã từng tranh cãi nhau rất kịch liệt, từng trải qua những cơn sóng gió không hề nhẹ nhàng, nhưng sau những giờ phút đó, anh chị đã tĩnh tâm để suy nghĩ lại, đặt mình trong vị thế người kia để hiểu nhau hơn. Dần dần, anh chị đã dung hòa được những ưu khuyết của nhau. Cho dù bây giờ, anh chị vẫn còn những lúc cãi nhau, có những lúc càm ràm nhau, nhưng trên hết, cả hai luôn cảm thấy cần có nhau trong đời.
Khi không còn cảm thấy cần nhau, mọi nỗ lực cũng chẳng có kết quả
Hôn nhân khó có thể tồn tại nếu thiếu đi sự kết nối, thiếu đi cảm giác “cần có nhau trong đời”. Bởi sao vợ chồng chị bạn giữ được hạnh phúc, là dù họ có thế nào, họ cũng cùng nhau chia sẻ và giải quyết những vấn đề của mình, không giữ lại trong lòng để đưa ra một định kiến nào đó với người kia. Tôi vẫn ước ao sao, khi còn chưa quá muộn, anh bạn tôi có thể ngồi bên vợ, để trò chuyện về những lý do anh bị “say nắng” và anh mong muốn gì; cô bạn tôi, có thể nằm cạnh chồng, gối lên tay anh ấy, thủ thỉ những điều cô ấy nghĩ… Giá như thế, có lẽ mọi vấn đề, mọi khúc mắc sẽ dễ dàng tháo gỡ hơn. Hoặc có thể đi, cãi nhau một trận thật to, nói cho ra bằng được những ý nghĩ bấy lâu cất giữ trong đầu, rồi sau bình tâm lại, có thể hiểu nhau hơn, cả hai đã không sống cùng nhau cái kiểu “thân ai người ấy giữ” như vậy.
Trong hôn nhân, tình yêu cũng như tình bạn, nhưng cao hơn, vì người bên cạnh bạn là “bạn đời” – song hành với nhau mỗi ngày, nếu như không chia sẻ thì đâu còn sự gắn kết. Tôi vẫn mong, khi xa thì nhớ, gần nhau vẫn cần…
Bài: San San
– Đàn ông đừng xem chi ly hầu hạ là yêu
– Sai lầm là của chung
– Làm sao để vợ chồng “nghiện” nhau suốt đời?
– Tình già 50 năm còn đượm
– 7 biểu hiện “tố cáo” chàng chán vợ
– Kể cả hôn nhân cũng không chia rẽ được tình yêu của họ
– Phụ nữ Việt dễ thương nhất, chả đòi gì cả
– Tình dục là chuyện to hay nhỏ?
– “Dự án tin nhắn” tiết lộ sự thay đổi sau hôn nhân
– Phụ nữ cần gì ở đàn ông?