Coi chừng với thể thao “quá đà”

6 dấu hiệu sau sẽ cho biết cơ thể của bạn có nằm trong “vùng nguy hiểm” đó không.

Bạn luôn luôn cáu kỉnh

Chạy bộ đường dài sẽ giúp bạn giải phóng năng lượng, nhưng khi quá sức, bạn sẽ dễ dàng trở nên trầm cảm và cáu gắt. Tập luyện ở mức vừa phải làm giảm hormon gây stress và gây tác dụng ngược nếu quá đà. Vì thế, bạn cần điều chỉnh lịch tập và cường độ nếu nhận thấy dấu hiệu này.

Khó khăn trong việc phục hồi

Khi bạn càng tập nặng, cơ thể càng đòi hỏi thời gian phục hồi tương ứng. Nếu bạn nhận thấy chương trình tập không đủ hiệu quả trong việc tự hồi phục và luôn bị đau cũng như mệt mỏi trong lần tập tiếp theo, rất có thể bạn đã bị quá tải. Để tránh tình trạng trên, các bác sỹ khuyến nghị, chỉ nên tăng cường độ luyện tập không quá 10% mỗi tuần, hoặc sử dụng máy đo để tìm ra cường độ phù hợp với nhịp tim.


Bị ốm thường xuyên hơn

Nhìn chung, đến phòng tập là một liều thuốc tốt và rẻ nhất. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Sports Medicine (Anh quốc), 43% người tập luyện 5 ngày/tuần, liên tục trong 3 tháng có thể tránh một số bệnh về đường hô hấp.  Nhưng tình hình sẽ ngược lại nếu tập không đúng cách.

Khó ngủ

Khó ngủ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn bị quá sức do vận động nặng, dẫn tới phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học. Nếu tập vừa phải, cơ thể bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Không ngon miệng khi ăn uống

Bạn nghĩ rằng giảm cân đồng nghĩa giảm cảm giác thèm ăn? Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bạn cần lập tức chấm dứt tình trạng trên nếu không muốn cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn tới hàng loạt hậu quả nghiêm trọng khác.

Trở nên yếu hơn

Đôi khi, bạn thấy mình chậm chạp hơn, nâng đồ vật khó khăn hơn… Đó là lúc bạn cần giảm cường độ tập luyện chứ không phải tập nhiều lên. Biện pháp là hãy nghỉ ngơi 1 ngày để có thêm 7-9 tiếng ngủ ngon.

Hồng Thúy (theo MSN)

From the same category