Câu trả lời là không phải ai cũng có thể bị ảnh hưởng tâm lý. Nhưng theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình thì trong số 226 bệnh nhân thẩm mỹ mũi tại Bệnh viện Đại học Leuven, Bỉ có tới 33% số người cho thấy ít nhất bị mắc các triệu chứng mặc cảm ngoại hình mức độ vừa.
Có được chiếc mũi cao đẹp là mơ ước của nhiều người
Mặc cảm ngoại hình (BDD) có thể là sự suy nhược. Chứng bệnh này có thể để lại hậu quả nặng nề tới không ngờ. Hãy tưởng tượng bạn gặp tai nạn xe hơi bởi vì không thể ngừng việc nhìn vào mũi của mình trong gương chiếu hậu và bị ám ảnh bởi việc làm thế nào để sửa nó đi được. Điều đó không phải là sự phóng đại khôi hài mà là một thực tế đã xảy ra với một nạn nhân mắc chứng BDD ở Nevada). Nghiên cứu cũng cho thấy mũi đóng một vai trò rất quan trọng trong cách cảm nhận về bản thân.
Xét cho cùng, mũi chính là phần trung tâm của khuôn mặt và thật khó để tránh khỏi sự chú ý. Nhưng ngay cả khi BDD không phải là phổ biến như các nghiên cứu của Bỉ cho biết, thì những con số này cũng đang dấy lên một mối quan tâm: Nên chăng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cần yêu cầu các bệnh nhân thực hiện đánh giá tâm lý trước khi phẫu thuật?