Có gì trong cuốn sách “Tự làm mỹ phẩm”?

Chân dung tác giả

tu-lam-my-pham-deponline

Đỗ Anh Thư

Đỗ Anh Thư (1987) là người sáng lập công ty TNHH Thực Mỹ Phẩm Grandpa’s Garden. Cô bén duyên với việc tự làm mỹ phẩm thông qua một khóa học tại Mỹ năm 2009. Khi về nước, cô là người tiên phong trong việc mở các khóa đào tạo làm mỹ phẩm handmade tại Việt Nam.

tu-lam-my-pham-deponline 

Nguyễn Thu Giang

Nguyễn Thu Giang (1989) là nhân viên ngân hàng. Cô sở hữu một trang facebook chuyên chia sẻ kiến thức về việc làm các sản phẩm thủ công. Giang tiếp cận với cách làm mỹ phẩm handmade tại Nga từ năm 2009 và coi mỹ phẩm là một trong các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của cô.

Một ngày, Giang bắt gặp trang Grandpa’s Garden của Thư và rồ lên vì sung sướng: “Hóa ra, trên đời cũng có người ‘hâm dở’ như mình”. Hai cô gái bắt đầu nói chuyện say sưa về việc làm mỹ phẩm. Rồi một ước mơ chung nảy nở: họ muốn cùng nhau viết ra một cuốn sách dạy làm mỹ phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Họ bắt tay làm từ tháng 4/2013. Cuối tháng 9/2014, cuốn “Tự làm mỹ phẩm” ra đời.

tu-lam-my-pham-deponline 

Bạn được gì khi đọc cuốn sách này?

Từ phương pháp cân đo tính toán, cách đi tìm công thức sản phẩm lý tưởng nhất cho mỗi người, cách liên tưởng mùi hương với tính cách để có thể làm ra mùi nước hoa miêu tả chính xác bản thân bạn, cho tới cách viết và đọc thành phần ghi trên nhãn… Thành công và cả những sai lầm của Thư và Giang trong 5 năm làm mỹ phẩm handmade được họ tỉ mỉ đúc kết thành bài học. Sách chia làm 4 chương lớn với chủ đề: 1. Làm son (son dưỡng, son màu, son bóng, son nước); 2. Làm nước hoa (nước hoa khô, nước hoa lăn, xịt khử mùi toàn thân); 3. Các sản phẩm làm sạch từ muối nở (sáp lăn nách, kem đánh răng); 4. Kem dưỡng, bơ dưỡng và sữa dưỡng.

tu-lam-my-pham-deponline 

tu-lam-my-pham-deponline 

tu-lam-my-pham-deponline

Ngoài công thức và những lời dặn dò được ghi lại rõ ràng, dễ hiểu, Thư và Giang làm được một việc lớn hơn: truyền cảm hứng làm mỹ phẩm cho những người chưa bao giờ muốn động tay vào nguyên liệu thô sơ. Lật ngẫu nhiên một trang sách bất kỳ, bạn đều có thể đọc được những dòng tâm sự đầy hạnh phúc. “Khi làm mỹ phẩm, bạn chứng kiến những cảnh tượng kỳ diệu mà bạn sẽ không bao giờ biết được nếu chỉ đi mua về”; “Khoảnh khắc trong vắt sẽ chỉ diễn ra rất ngắn trong cuộc đời một thỏi son”; “Thú vị nhất là việc có thể nhìn vào một công thức son hay xà phòng mà tưởng tượng ra được độ cứng mềm, độ dưỡng của nó… Điều ấy cũng giống như bạn biết đọc một ngôn ngữ không phải chữ”…

 

 tu-lam-my-pham-deponline

Mọi thứ tốt cho sức khỏe của bạn thì đều tốt cho làn da. Nguyên liệu của mỹ phẩm handmade hầu hết là những thứ bạn có thể ăn được. Vậy nên là phụ nữ, nếu thích nấu ăn, bạn sẽ thích “Tự làm mỹ phẩm”. Như Thư đã bắt đầu từ phòng bếp, chỉ với dầu ăn, sáp ong và sô cô la. Hay như Giang, cô gái mỗi lần bước vào siêu thị và nhìn thấy một thứ gì đó ngon tuyệt đều chỉ nghĩ đến việc nó sẽ làm cho xà phòng hay cây son dưỡng của mình trở nên như thế nào. “Bột xả, bột quế, bột điều đỏ, trứng gà, sữa dê, nước hoa quả, bơ, sữa chua, mật ong, trà hoa cúc… Các bạn hẳn sẽ tưởng tượng đến một bữa ăn, tôi tưởng tượng ra một bàn tiệc đầy mỹ phẩm handmade”…

tu-lam-my-pham-deponline 

tu-lam-my-pham-deponline

Để có được những hình ảnh trau chuốt nhất, hai tác giả đã phải chụp tới 4 bộ ảnh với 4 người chụp khác nhau

P/S: Thư và Giang không phải chuyên gia hay những người được đào tạo bài bản. Họ cũng không có bằng đại học, cao học nào về hóa, dược hay da liễu. Họ chỉ tự học và tự làm thôi. Tuy nhiên bạn không cần lo về độ tin cậy. Bởi tất cả các công thức trong cuốn sách này đều đã vượt qua bài kiểm tra về độ kích ứng trên da tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm Hà Nội.

tu-lam-my-pham-deponline 

Bài và ảnh: Hương Thủy


logo


Tham khảo: Tô son gì khi đi gặp người yêu?


From the same category