Chuyển động mới của những êkíp tạo “sao”

Ngày càng nhiều “bầu”, nhiều scandal ầm ĩ, trong đó không ít ồn ào giữa các êkíp tạo ngôi sao. Các anh thấy sao về dư luận bầu sô – ca sĩ cố tình tạo scandal để gây sự chú ý?

Hoàng Tuấn: Đến một giai đoạn nào đó sẽ phải gây ồn ào cho ca sĩ, còn cảm thấy chưa có gì thì không nên. Cái nhìn đầu tiên bao giờ cũng ấn tượng, ồn ào chưa đúng lúc rất dễ trở thành con dao đâm ngược lại mình. Scandal là một cách tạo dư luận rất khập khiễng. Hãy đứng lên bằng khả năng của mình. Trong giai đoạn nào đó vô tình vấp phải scandal, phải lèo lái để biến nó thành sức bật cho mình vươn lên. Cố tình tạo scandal, có thể gây tò mò, nhưng sau sự tò mò thì như một quả bóng xì hơi. 

Quang Huy: Scandal vô hại và không ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội thì có sao đâu. Những scandal tình ái, tiền bạc, giới tính… thì không hay một chút nào. Có nhiều người nổi lên đúng là thông qua một vài scandal, nhưng tôi đâu biết họ có cố tình hay không. Nhỡ đâu họ vô tình, mình bình phẩm lại gây tổn thương đến họ? Scandal đối với tất cả mọi người đều là một sự đáng tiếc, cho dù họ cố ý cũng nên tiếc cho họ, vì có thể họ “bí lối” chăng?

Hữu Minh: Nếu là tôi, tôi không bao giờ áp dụng chiêu này. Có thể đây là những trường hợp hợp tác theo kiểu thời vụ, và tự bộc phát giữa người muốn nổi tiếng và người dám làm liều?

Một ca sĩ có tiềm năng ngôi sao sẽ không thoát khỏi những con mắt tinh đời của những ông bầu. Phải làm gì để cạnh tranh bầu?

Quang Huy: Tôi không thể nói được, đó là bí quyết, là sự quản lí nhân sự của tôi. Quan trọng là quản lí ca sĩ phải có Tâm.

Ngày càng nhiều công ty đào tạo ca sĩ, nhiều ông bầu tự xưng. Thành công rõ ràng mới chỉ xuất hiện trên đầu ngón tay và vẫn là mơ ước của những ông bầu mới.

Cuộc trò chuyện giữa 3 chiến tuyến, 3 ông bầu có tiếng mát tay nhất hiện nay: Hoàng Tuấn (Giám đốc HT Production), Quang Huy (Giám đốc W.e Co) và Hữu Minh (Giám đốc Kim Lợi Studio).

Hoàng Tuấn: Nhiều hợp đồng giấy trắng mực đen vẫn chia tay, còn tôi và Đan Trường không có hợp đồng vẫn cộng tác bình ổn. Vì Trường không tìm đâu được người quản lý hết mình như tôi. Ngược lại, tôi không tìm đâu ca sĩ có tâm và trách nhiệm như Đan Trường. Ca sĩ cần mình và mình cần ca sĩ trên tinh thần mình tạo điều kiện, sân chơi, sức bật cho ca sĩ, để họ có một chỗ đứng. Khi đạt được điều đó, phải có lợi nhuận để duy trì. Nếu người khác “câu” ca sĩ của tôi, xin mời! Ca sĩ nhất quyết muốn đi, cứ đàng hoàng nói với tôi một tiếng. Tất nhiên là cũng phải hỗ trợ lại cho tôi khoản chi phí mà tôi đã bỏ ra!

Hữu Minh: Đào tạo để trở thành ca sĩ thật sự có tiếng trong lòng công chúng đòi hỏi một thời gian khá lâu, nên việc lôi kéo hay giữ chân là không tránh khỏi. Bí quyết của chúng tôi chính là năng lực của chúng tôi!

Thời điểm này, đào tạo và lăng xê một ca sĩ lên sao có khó không?

Hoàng Tuấn: Trước kia không nhiều người đi hát, việc chọn nhân tố mới có gương mặt sáng và chất giọng tốt không khó lắm. Hiện nay nói quá rằng, ca sĩ còn nhiều hơn khán giả, động cơ đi hát cũng rất khác nhau. Trước đây, nhà sản xuất tính toán kỹ lưỡng, có đầy đủ yếu tố để thành một ngôi sao thì mới đầu tư. Còn nay, không cần giọng hát, ngoại hình, thậm chí không có đam mê, chủ yếu thích danh vọng, là ca sĩ cũng tự bỏ tiền ra để lăng xê mình. Nên trước đây việc lăng xê ca sĩ khó mà dễ, nhưng nay khó vô cùng.

Quang Huy: Nhiều năm trước, khó nhất là làm khán giả biết đến ca sĩ, khi mà truyền thông quá ít. Bây giờ truyền thông phát triển, có thể quảng bá ca sĩ trên nhiều kênh thông tin. Trước đây, khán giả có nhạc nghe đã vui rồi. Bây giờ trang thiết bị hiện đại, những người làm nghề chuyên nghiệp hơn, nhạc sĩ biết lắng nghe công chúng hơn. Nhiều ca sĩ, đương nhiên cạnh tranh sẽ gay gắt. Thị trường là miếng bánh mà ai cũng có phần, và cạnh tranh là tất yếu.

Hữu Minh: Ngôi sao hiện nay không thể có như những năm trước. Hoạ hoằn chỉ có ca sĩ được yêu thích, mà được yêu thích thì cũng chỉ trong một khoảng thời gian nào đó. Lý do chính là động lực đi hát của ca sĩ. Vào nghề 15 năm nay, bây giờ tôi rất nản. Có gia đình ở Buôn Ma Thuột đặt thẳng vấn đề: họ bỏ 500 triệu cho tôi đào tạo, lăng xê con trai họ thành ca sĩ để cậu ta khỏi ra đường quậy phá nghiện ngập. Người ta có thể bỏ tiền mua danh ca sĩ, làm nghề ca sĩ trở thành rẻ rúng! Đào tạo một ca sĩ thực sự rất khó, nên trong 4 năm nay, ngoài Vân Quang Long, tôi không nhận thêm ai nữa.

Khó khăn như vậy, đòn miếng của các anh cũng khác trước?

Quang Huy: Thứ nhất, ca sĩ đó phải có giọng hát truyền cảm. Thứ hai, phải có ngoại hình dễ cảm. Có những người không đẹp, nhưng có cá tính, họ cũng dễ được cảm tình. Thứ ba, phải có phong cách riêng. Yếu tố quan trọng nữa, làm sao để gốc sản phẩm có vấn đề: phải đặc biệt, sốc, cực lạ hoặc cực êm. Dù đầu tư nhiều hay ít, yếu tố quan trọng là phải chặt chẽ từng khâu. Hiện nay chúng tôi có cơ sở riêng, phòng thu, phòng thiết kế riêng, nhạc sĩ riêng. Họ phải làm đúng ý tưởng của tôi nhất.

Hữu Minh: Khi phát hiện ca sĩ có khả năng, tuỳ theo năng khiếu Kim Lợi sẽ đào tạo để họ được hát thể loại nhạc phù hợp nhất, không nhất thiết phải là nhạc trẻ. Khi phát hiện Lam Trường, Phương Thanh, Cẩm Ly, tôi nói họ nên đi theo một hướng riêng, cố gắng không “đụng hàng”. Sau này, tôi cũng không thể lăng xê ai đó thành Lam Trường 2, Phương Thanh hay Cẩm Ly khác. Vân Quang Long hiện tại thành công ở thị trường miền Tây, điều kiện không thể bằng Tp.HCM, chủ yếu xem VCD, DVD. Nên một năm tôi đầu tư để Long ra 3 đĩa DVD thật sự chất lượng.

Hoàng Tuấn: Khác rất nhiều. Trước đây, bỏ hàng tỉ cho Đan Trường, dù biết khó thu hồi vốn ngay. Lúc đó không nhiều người dám đầu tư như vậy. Còn hiện nay những người thích hát tự bỏ tiền ra cũng khá nhiều, thị trường loãng đi trông thấy. Đầu tư nhiều sẽ không đảm bảo quay vòng vốn. Tôi đầu tư cho Cao Thái Sơn thấp hơn, từng bước chứ không rầm rộ như Đan Trường. Sơn vốn ở miền Bắc, mà sự ủng hộ của khán giả miền Nam đối với ca sĩ miền Bắc phần nào không nhiệt tình, nên tôi sẽ phải suy nghĩ để làm vừa lòng khán giả miền Nam. Ví dụ kiểu tóc của Sơn đến giờ vẫn chưa định hình được, nên đành để cậu ta tự do xử lý, đến khi nào hợp nhất thì tôi chọn.

Ngôi sao của các anh phải hỗ trợ những gì cho ca sĩ mới?

Hoàng Tuấn: 90% đêm diễn có Cao Thái Sơn, Đan Trường đều song ca để tạo điểm nhấn. Trong những nơi phù hợp, Đan Trường thường nói: Mong các bạn ủng hộ Cao Thái Sơn như ủng hộ Trường. Tôi nghĩ, đó là một việc khó của một ngôi sao đối với ca sĩ khác.

Quang Huy: Ưng Hoàng Phúc là uy tín và thương hiệu của công ty khi giới thiệu những sản phẩm mới đối với người nghe. Bản thân thương hiệu đó cũng là cái đích mà ca sĩ mới phải mong đạt được, đòi hỏi họ phải cố gắng bằng Ưng Hoàng Phúc. Tôi cũng không mất nhiều thời gian đào tạo lứa ca sĩ sau vì có Phúc làm gương, trực tiếp truyền kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm biểu diễn.

Hữu Minh: Tới phòng thu, quay video clip, biểu diễn trên sân khấu, ca sĩ học ca sĩ sẽ nhanh hơn tôi truyền đạt lại. Chúng tôi tối kị việc gài ca sĩ trẻ với ngôi sao, vì nếu không khéo, sẽ chết luôn cả hai. Khi đủ nội lực, chúng tôi mới chỉ nghĩ đến việc cho ca sĩ song ca mà thôi.

Và càng nhiều ca sĩ, áp lực cạnh tranh êkíp càng lớn?

Hữu Minh: Cạnh tranh là động lực phát triển.

Hoàng Tuấn và Quang Huy: Tôi đồng ý./.


From the same category