Chuyên đề: Khi chị em buôn… “chứng”

Lịch sử thị trường chứng khoán thế giới đã có hơn 400 năm tính từ ngày thành lập Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam – thị trường chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới – vào năm 1602. Thế nhưng trong suốt 350 năm kể từ khi ra đời, thị trường chứng khoán được coi là sân chơi riêng dành cho các quý ông (gentlemen) và phụ nữ không được phép tham gia thị trường này.

 


Mọi sự chỉ bắt đầu thay đổi từ nửa sau thế kỷ 20, cùng với phong trào giải phóng nữ quyền trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự thay đổi này ban đầu vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Nếu như phụ nữ chính thức có quyền bầu cử ở Mỹ từ năm 1918 và ở Anh từ năm 1928 thì mãi tận năm 1967, mới có người phụ nữ đầu tiên trở thành thành viên của Thị trường chứng khoán New York.

Ở Anh, mọi sự còn muộn hơn. Năm 1973, 10 người phụ nữ đầu tiên được chấp nhận làm việc tại Thị trường chứng khoán London. Người ta vẫn thấy đa số các khuôn mặt các thương nhân chứng khoán đều là những người đàn ông từ lứa tuổi thanh niên tới trung niên.

Dù vậy, rõ ràng là trong vài thập kỷ gần đây, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng nhiều hơn trên thị trường chứng khoán trên đủ mọi cương vị: nhà quản lý thị trường, nhà kinh doanh, nhà môi giới, nhà đầu tư, giám đốc công ty được niêm yết… Còn ở Việt Nam?

Tổ chức: Nguyễn Lan Anh
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Trademark, Moneytalk…

Các tin liên quan khác:
– Khi nàng mải "đa đoan" với chứng khoán
– Buôn "chứng"… chuyện thường ngày ở huyện?
– Đã chơi, xin đừng hối tiếc!
– Phạm Diễm Hoa: Trở thành "phù thủy phố Wall"?
– Sẽ cười như "địa chủ" được mùa
– Chân dung các "quý bà" chứng khoán


From the same category