Chọn tuổi mang thai

Cả lợi thế và bất lợi đều tồn tại khi quyết định mang thai ở bất kỳ lứa tuổi nào. Và quyết định vẫn năm ở bạn.

20 đến 24 tuổi

Cơ thể của bạn: độ tuổi có khả năng thu thai cao nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn có một ít nguy cơ cao huyết áp, ½ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ so với phụ nữ ở độ tuổi 40.

Rủi ro cho bé:  Tỷ lệ sẩy thai là 9.5%. Đây là con số khá thấp. Nguy cơ em bé mắc dị tật bẩm sinh cũng ít hơn (khoảng 1/1.667 ca sinh hội chứng Down, 1/526 ca bất thường nhiễm sắc thể khác).

25 đến 29 tuổi

Cơ thể của bạn: Sinh con ở độ tuổi này, bạn có thể giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Rủi ro cho em bé:  So với những thai phụ trẻ hơn 5 tuổi, tỉ lệ sẩy thai của bạn tăng lên thành 10%. Tỉ lệ em bé bị hội chứng Down là 1/1.250, tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 1/476.

 

30 đến 34 tuổi

Cơ thể của bạn: Khả năng sinh sản bắt đầu giảm từ tuổi 30. Nếu cần điều trị hiếm muộn, cơ hội thành công sẽ cao. Đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm là 25-28%. Ngoài ra, tỉ lệ sinh mổ tăng gấp 2 lần so với thai phụ dưới 30 tuổi.

Rủi ro cho em bé: Tỉ lệ sẩy thai là gần 12%, nguy cơ em bé bị hội chứng Down là 1/925, bất kỳ bất thường nhiễm sắc thể là 1/385.

35 đến 39 tuổi

Cơ thể bạn: khả năng sinh sản tiếp tục suy giảm sau tuổi 35 và giảm mạnh từ tuổi 38. Chủ yếu là do trứng đang “già” đi và khó khăn trong việc thụ tinh. Khi trẻ hơn tuổi 35, nếu trong 1 năm “quan hệ” không dùng biện pháp tránh thai nào mà không thụ thai thì sẽ phải đi khám để áp dụng hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, khi bước qua tuổi 35, thời gian “chờ” sẽ giảm xuống còn 6 tháng. Trong thai kỳ, nguy cơ bị huyết áp cao tăng khoảng 10-20%, đái tháo đường tăng 2-3 lần so với những phụ nữ trẻ. Khả năng phải sinh mổ cao tương đương độ tuổi 30-34.

Rủi ro cho bé: Sau tuổi 35, tỉ lệ sẩy thai tăng lên đến 18%, tỉ lệ thai chết lưu gấp 2 lần so với những người mang thai dưới 30 tuổi.

 

40 đến 44 tuổi

Cơ thể bạn: Cơ hội mang thai giảm xuống chỉ còn 5% sau tuổi 40. Lúc này, người phụ nữ có thể dễ bị trĩ, tăng áp lực lên bàng quang, sai mô trong tử cung và âm đạo. Có thể giảm thiểu những ảnh hưởng này bằng cách không tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai và luyện tập các bài tập Kegel để giữ cơ âm đạo có tính đàn hồi tốt.

Rủi ro cho em bé: Khoảng 1/3 thai phụ từ 40-44 tuổi bị sẩy thai do lớp niêm mạc tử cung mỏng, nhau tiền đạo, nhau bong non… Trẻ sinh ra cũng có nhiều khả năng nhẹ cân. Rủi ro về các khuyết tật bẩm sinh cũng tăng mỗi năm kể từ 40 tuổi. Nếu sinh con ở tuổi 40, tỉ lệ trẻ mắc hội chứng Down là 1/106 và 1/66 bị bất thường nhiễm sắc thể bất kỳ. Đến tuổi 44, rủi ro này tăng lên lần lượt là 1/38 và 1/26.

Từ 45-19 tuổi

Cơ thể của bạn: Tỉ lệ phụ nữ có con trong độ tuổi này là 0.03% và cơ hội điều trị hiếm muộn thành công là rất mong manh. Một khi đã thụ thai, sẽ phải trải qua nhiều xét nghiệm nghiêm ngặt để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và con

Rủi ro cho bé: Hơn 50% thai phụ trên 45 tuổi sẩy thai trước khi thai được 20 tuần tuổi. Nguy cơ thai chết lưu tăng gấp đôi đối với phụ nữ ở độ tuổi 40, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể tăng mạnh. Ở tuổi 45, 1/30 trẻ mặc hội chứng Down và 1/21 bị bất thường nhiễm sắc thể. Đến 49 tuổi, tỉ lệ này nằm ở mức 1/11 và 1/8.

Theo Sức khỏe

From the same category