Chia sẻ trên mạng xã hội có thể làm giảm khả năng đọc hiểu

Ảnh minh họa. (Nguồn: CNET)
Independent dẫn một nghiên cứu khoa học cho rằng việc chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, Twitter và Weibo có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của người dùng.
Đây là kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh và Đại học Cornell tiến hành đối với những người sử dụng mạng xã hội Weibo, một mạng xã hội thông dụng ở Trung Quốc, tương tự như Twitter.
Hai nhóm sinh viên cùng đọc 40 bài đăng trên Weibo liên quan đến cùng một chủ đề. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng đọc hiểu của các sinh viên thuộc hai nhóm này. Kết quả cho thấy nhóm đã chia sẻ lại những bài trên không đọc hiểu tốt bằng nhóm còn lại. Những người thuộc nhóm đã chia sẻ trên mạng cũng không hiểu rõ những điều họ đã chia sẻ.
Trong một bài báo có tên là “Mạng xã hội khiến chúng ta trở nên nông cạn?đăng trên Tạp chí về Máy tính và hành vi của con người, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Chức năng phản hồi khiến mọi người nhanh chóng đáp lời, nhưng lại lấy mất thời gian có thể dành để ngẫm nghĩ, phân tích các nội dung mà họ nhận được.”
Trong một bài kiểm tra tương tự về khả năng đọc hiểu, nhóm sinh viên đã chia sẻ trên mạng cũng làm bài kém hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, khi chúng ta đăng bài và chia sẻ thông tin với người khác, chúng ta vô thức tạo thêm gánh nặng với não bộ và kết quả là hiểu biết riêng của chúng ta về thông tin bị tổn hại, đồng thời khả năng tiếp thu cũng gặp trở ngại.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phát hiện này cung cấp những thông tin quan trọng về ảnh hưởng của công nghệ Internet đối với việc đọc hiểu và học tập.

Chuyên gia khoa học thần kinh Christian Jarrett cho rằng nghiên cứu này là một minh chứng cho điều mà các nhà tâm lý học gọi là “truyền thông đa nhiệm.”

Khi mà mọi người làm nhiều việc theo cách này, họ không thể thực sự làm hai việc cùng lúc. Họ chỉ đang chuyển đổi qua lại giữa hai công việc và làm giảm hiệu quả đối với cả hai cũng như giảm khả năng hiểu rõ về sự việc.”

Ông Jarrett cho rằng việc mọi người dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội trước khi làm việc thực sự là “một ý tưởng tồi.” Ông lấy ví dụ việc sử dụng mạng xã hội Twitter trước khi làm bài tập sẽ ảnh hưởng đến kết quả của bài tập.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh phát hiện này không có nghĩa là mạng xã hội là xấu đối với chúng ta. Điều mà nghiên cứu chỉ ra là chúng ta nên sử dụng mạng xã hội một cách khôn ngoan để thu được những lợi ích từ đó và tránh được những hậu quả có thể xảy ra.
Theo VietnamPlus
Ảnh minh họa. (Nguồn: CNET)

Câu chuyện “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” gây xôn xao trong những ngày qua. Có thể bạn nắm rõ động cơ chia sẻ của mình, nhưng bạn ​đã biết hậu quả từ việc chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội hay chưa?

Independent dẫn một nghiên cứu khoa học cho rằng việc chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, Twitter và Weibo có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của người dùng.

Đây là kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh và Đại học Cornell tiến hành đối với những người sử dụng mạng xã hội Weibo, một mạng xã hội thông dụng ở Trung Quốc, tương tự như Twitter.

Hai nhóm sinh viên cùng đọc 40 bài đăng trên Weibo liên quan đến cùng một chủ đề. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng đọc hiểu của các sinh viên thuộc hai nhóm này. Kết quả cho thấy nhóm đã chia sẻ lại những bài trên không đọc hiểu tốt bằng nhóm còn lại. Những người thuộc nhóm đã chia sẻ trên mạng cũng không hiểu rõ những điều họ đã chia sẻ.

Trong một bài báo có tên là “Mạng xã hội khiến chúng ta trở nên nông cạn?” đăng trên Tạp chí về Máy tính và hành vi của con người, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Chức năng phản hồi khiến mọi người nhanh chóng đáp lời, nhưng lại lấy mất thời gian có thể dành để ngẫm nghĩ, phân tích các nội dung mà họ nhận được.”

Trong một bài kiểm tra tương tự về khả năng đọc hiểu, nhóm sinh viên đã chia sẻ trên mạng cũng làm bài kém hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, khi chúng ta đăng bài và chia sẻ thông tin với người khác, chúng ta vô thức tạo thêm gánh nặng với não bộ và kết quả là hiểu biết riêng của chúng ta về thông tin bị tổn hại, đồng thời khả năng tiếp thu cũng gặp trở ngại.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phát hiện này cung cấp những thông tin quan trọng về ảnh hưởng của công nghệ Internet đối với việc đọc hiểu và học tập.

Chuyên gia khoa học thần kinh Christian Jarrett cho rằng nghiên cứu này là một minh chứng cho điều mà các nhà tâm lý học gọi là “truyền thông đa nhiệm.”

“Khi mà mọi người làm nhiều việc theo cách này, họ không thể thực sự làm hai việc cùng lúc. Họ chỉ đang chuyển đổi qua lại giữa hai công việc và làm giảm hiệu quả đối với cả hai cũng như giảm khả năng hiểu rõ về sự việc.”

Ông Jarrett cho rằng việc mọi người dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội trước khi làm việc thực sự là “một ý tưởng tồi.” Ông lấy ví dụ việc sử dụng mạng xã hội Twitter trước khi làm bài tập sẽ ảnh hưởng đến kết quả của bài tập.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh phát hiện này không có nghĩa là mạng xã hội là xấu đối với chúng ta. Điều mà nghiên cứu chỉ ra là chúng ta nên sử dụng mạng xã hội một cách khôn ngoan để thu được những lợi ích từ đó và tránh được những hậu quả có thể xảy ra.


From the same category