Chí Trung: “Ăn theo,” “cái bóng” và câu chuyện bán hàng


Nghệ sỹ ưu tú Chí Trung

Phải chăng anh muốn ‘ăn theo’ tên tuổi của nhà viết kịch tài hoa này? Anh không sợ sẽ không vượt qua được ‘cái bóng’ của chính mình khi một lần nữa lựa chọn dàn dựng kịch bản của Lưu Quang Vũ ư? – rất nhiều người đã hỏi tôi như vậy,” nghệ sỹ ưu tú Chí Trung chia sẻ.
Quả thực, sự nghi ngại đó không hẳn là vô cớ khi đây đã là lần thứ tư trong nghiệp đạo diễn, Chí Trung lựa chọn kịch bản của Lưu Quang Vũ để dựng, sau “Lời thề thứ chín” (2012), “Mùa Hạ cuối cùng” (2013) và “Ai là thủ phạm” (2014).

“Có bóng hay không có bóng”

Thế nhưng, đáp lại sự dè dặt đó, Chí Trung xua tay quả quyết: “Nếu sợ thì tôi đã không làm. Thực tế là, khi sống với nghề, tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện… có bóng hay không có bóng! Lưu Quang Vũ là một tên tuổi lớn của làng kịch nghệ. Tác phẩm của anh đã gây ra những cơn chấn động trong đời sống nghệ thuật; nhưng không phải vì thế mà tôi cố ‘ăn theo’ tên tuổi của anh.
Tôi chỉ dựng vở khi thực sự thấy rung cảm với kịch bản. Kịch bản xếp đầy mấy ngăn tủ nhưng đa số là những kịch bản tầm tầm. Giữa những chồng kịch bản mới-cũ ấy, chỉ những tác phẩm của Lưu Quang Vũ mới mang lại cho tôi những cảm xúc để làm. Những sáng tác đó đã ra đời từ cách đây hai thập kỷ nhưng rất nhiều kịch bản vẫn giữ nguyên tính thời sự. Yêu cầu đặt ra là tìm một lối tiếp cận hợp lý để chuyển tải được chiều sâu của thông điệp,” đạo diễn Chí Trung bày tỏ.
Nói về sân khấu, Chí Trung vẫn luôn sục sôi: “Tôi không làm để giải ngân hay để cho oai; đã làm thì phải rốt ráo, đã hành động thì phải có hiệu quả. Phương châm của tôi là luôn cố gắng nhìn vào, gạn lọc lấy những điều tốt đẹp của con người, hoàn cảnh, sự vật xung quanh để sống. Chúng ta phải chấp nhận rằng, thực tế tồn tại những chuyện như thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm… và chúng ta phải đấu tranh với nó; chứ đừng lúc nào cũng chỉ nhìn vào đó rồi kêu chán, thất vọng…”

“Tôi thấy, có một thực tế rằng, người Hà Nội hay sống bằng hoài niệm và chậm ‘hoán cải’ mình để phù hợp với hoàn cảnh, nhịp điệu mới của cuộc sống. Truyền thống là nền tảng tốt. Chúng ta có lịch sử nghìn năm văn hiến. Đó là điều rất đáng tự hào nhưng cũng không thể cứ bám víu mãi vào đó; không thể nào có chuyện: ông tôi là anh hùng, tôi là thế hệ thứ ba rồi nhưng nghiễm nhiên tôi cũng được coi là anh hùng, vênh vang với thiên hạ.

Một cảnh trong vở “Ai là thủ phạm” do nghệ sỹ ưu tú Chí Trung dàn dựng. (Ảnh: Thế Toàn)
Sau vẻ ào ào, “hê hê, ha ha” đó là những suy tư thường trực: “Nhiều bạn trẻ nói rằng, sân khấu không hay, chậm đổi mới nên chúng tôi không muốn xem. Thế nhưng, ở một phương diện khác, việc diễn không hay đó lại cũng là hệ quả từ việc thờ ơ của công chúng.”
Tôi không quan tâm đến việc có bao nhiêu khán giả vào rạp bằng việc họ ngồi xem với thái độ như thế nào. Bạn hãy thử hình dung, nếu khán giả xem với thái độ hờ hững, nghịch điện thoại liên hồi thì không khí của vở diễn cũng không còn, diễn viên cũng buồn, không muốn diễn. Đó là hệ quả tất yếu chứ không thể nói rằng, diễn viên ăn lương thì mặc định phải diễn tốt.
Tất nhiên, nếu nghệ sỹ không nỗ lực diễn tốt thì đương nhiên, khán giả đến rồi sẽ bỏ đi và không quay trở lại. Nhưng ngược lại, một số khán giả không hề đến rạp xem mà cứ thích chê… theo phong trào thì thực sự đáng trách.

“Nhiều người nói tôi thực dụng”

Khi được hỏi về quan niệm làm nghề, Chí Trung cũng thẳng thắn bày tỏ: “Cách làm nghề, làm nghệ thuật của tôi đôi khi có sự đối chọi với một bộ phận nghệ sỹ khác. Nhiều người nói tôi thực dụng nhưng tôi nghĩ mình là người thực tế. Tôi làm kinh tế từ khi họ còn mơ màng đâu đó.
Không ít người nghĩ rằng, Chí Trung xin được tài trợ, cố diễn để diễn viên có tiền (Dự án “Chắp cánh niềm tin” phối hợp giữa Nhà hát Tuổi Trẻ và Ngân hàng SHB, tổ chức những đêm diễn miễn phí cho học sinh, sinh viên-PV). Điều đó đúng nhưng không phải là tất cả.”
Anh nói liên hồi: “Thứ nhất, đây là cơ hội để diễn viên trẻ rèn nghề. Họ phải được diễn liên tục thì mới có thể nâng cao khả năng diễn xuất. Việc truyền niềm tin cho diễn viên trẻ là điều không hề đơn giản. Nhiều bạn diễn viên trẻ giống như khán giả tuổi teen bây giờ, không trải qua những giai đoạn lịch sử khó khăn nên không thấm thía những giá trị sống, từ đó dẫn đến việc nói những câu thoại rất vô hồn.”
Khi thị phạm diễn viên trong những buổi tập các vở của anh Lưu Quang Vũ như ‘Lời thề thứ chín,’ nhiều lần, tôi phải lên sân khấu, yêu cầu tất cả dừng lại, kể cho các bạn nghe những câu chuyện của những thập niên 70, 80… Có lúc, tôi đã khóc và bị các bạn ấy cho rằng mình đang… làm hàng.”

Chí Trung bảo, làm nghệ thuật của tôi đôi khi có sự đối chọi với một bộ phận nghệ sỹ khác
Mạch truyện nối dài, “Táo Giao thông” Chí Trung cũng bảo, đây còn là cách để tạo cho khán giả trẻ thói quen đến rạp, từ đó xây dựng đội ngũ khán giả sau này.
Nhiều người cảnh báo tôi rằng, cứ miễn phí, tặng vé mãi sẽ khiến khán giả thiếu tôn trọng. Việc này là đúng; nhưng tôi cũng luôn răn mình rằng: của cho không bằng cách cho. Nếu bán vé mà không có sự trọng thị thì cũng nhận lại sự thờ ơ, phê bình và quay lưng lại của khán giả như thường.
Một vở diễn khi được công chúng đón nhận, khán giả đánh giá là tốt thì sẽ được gọi là tác phẩm. Còn trong trường hợp đó chỉ là vở diễn dựng cho xong, đơn thuần chỉ để đủ chỉ tiêu và để giải ngân thì tôi gọi đó là một sản phẩm. Những thứ mình làm ra thì phải bán được, không bán được bằng tiền thì phải bán được bằng tình yêu, sự tôn trọng và công nhận của công chúng,” nghệ sỹ Chí Trung nói.

“Lời nói dối cuối cùng” xoay quanh các nhân vật Bờm, Lụa, Cuội… Họ muốn thay đổi chính cuộc sống của mình và những người xung quanh. Thế nhưng, mọi việc đều rối tung lên khi tất cả đều bắt đầu từ những lời nói dối.

Vở kịch có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên: Đức Khuê, Nguyệt Hằng, Thanh Sơn…; dự kiến ra mắt công chúng vào cuối tháng Tám, nhân kỷ niệm 28 năm ngày mất tác giả Lưu Quang Vũ (28/8/1988-28/8/2016).

Theo An Ngọc (VietnamPlus)
Nghệ sỹ ưu tú Chí Trung. (Ảnh: Đẹp/Vietnam+)

“Ăn theo,” “cái bóng”… bỗng thành “từ khóa” trong không ít câu chuyện mà nhiều người vẫn nói với Chí Trung khi biết anh dựng lại“Lời nói dối cuối cùng” của tác giả Lưu Quang Vũ.


“Phải chăng anh muốn ‘ăn theo’ tên tuổi của nhà viết kịch tài hoa này? Anh không sợ sẽ không vượt qua được ‘cái bóng’ của chính mình khi một lần nữa lựa chọn dàn dựng kịch bản của Lưu Quang Vũ ư? – rất nhiều người đã hỏi tôi như vậy,” nghệ sỹ ưu tú Chí Trung chia sẻ.


Quả thực, sự nghi ngại đó không hẳn là vô cớ khi đây đã là lần thứ tư trong nghiệp đạo diễn, Chí Trung lựa chọn kịch bản của Lưu Quang Vũ để dựng, sau “Lời thề thứ chín” (2012), “Mùa Hạ cuối cùng” (2013) và “Ai là thủ phạm” (2014).


“Có bóng hay không có bóng”


Thế nhưng, đáp lại sự dè dặt đó, Chí Trung xua tay quả quyết: “Nếu sợ thì tôi đã không làm. Thực tế là, khi sống với nghề, tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện… có bóng hay không có bóng! Lưu Quang Vũ là một tên tuổi lớn của làng kịch nghệ. Tác phẩm của anh đã gây ra những cơn chấn động trong đời sống nghệ thuật; nhưng không phải vì thế mà tôi cố ‘ăn theo’ tên tuổi của anh.”


“Tôi chỉ dựng vở khi thực sự thấy rung cảm với kịch bản. Kịch bản xếp đầy mấy ngăn tủ nhưng đa số là những kịch bản tầm tầm. Giữa những chồng kịch bản mới-cũ ấy, chỉ những tác phẩm của Lưu Quang Vũ mới mang lại cho tôi những cảm xúc để làm. Những sáng tác đó đã ra đời từ cách đây hai thập kỷ nhưng rất nhiều kịch bản vẫn giữ nguyên tính thời sự. Yêu cầu đặt ra là tìm một lối tiếp cận hợp lý để chuyển tải được chiều sâu của thông điệp,” đạo diễn Chí Trung bày tỏ.


Nói về sân khấu, Chí Trung vẫn luôn sục sôi: “Tôi không làm để giải ngân hay để cho oai; đã làm thì phải rốt ráo, đã hành động thì phải có hiệu quả. Phương châm của tôi là luôn cố gắng nhìn vào, gạn lọc lấy những điều tốt đẹp của con người, hoàn cảnh, sự vật xung quanh để sống. Chúng ta phải chấp nhận rằng, thực tế tồn tại những chuyện như thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm… và chúng ta phải đấu tranh với nó; chứ đừng lúc nào cũng chỉ nhìn vào đó rồi kêu chán, thất vọng…”


“Tôi thấy, có một thực tế rằng, người Hà Nội hay sống bằng hoài niệm và chậm ‘hoán cải’ mình để phù hợp với hoàn cảnh, nhịp điệu mới của cuộc sống. Truyền thống là nền tảng tốt. Chúng ta có lịch sử nghìn năm văn hiến. Đó là điều rất đáng tự hào nhưng cũng không thể cứ bám víu mãi vào đó; không thể nào có chuyện: ông tôi là anh hùng, tôi là thế hệ thứ ba rồi nhưng nghiễm nhiên tôi cũng được coi là anh hùng, vênh vang với thiên hạ.”


Một cảnh trong vở “Ai là thủ phạm” do nghệ sỹ ưu tú Chí Trung dàn dựng. (Ảnh: Thế Toàn)


Sau vẻ ào ào, “hê hê, ha ha” đó là những suy tư thường trực: “Nhiều bạn trẻ nói rằng, sân khấu không hay, chậm đổi mới nên chúng tôi không muốn xem. Thế nhưng, ở một phương diện khác, việc diễn không hay đó lại cũng là hệ quả từ việc thờ ơ của công chúng.”


“Tôi không quan tâm đến việc có bao nhiêu khán giả vào rạp bằng việc họ ngồi xem với thái độ như thế nào. Bạn hãy thử hình dung, nếu khán giả xem với thái độ hờ hững, nghịch điện thoại liên hồi thì không khí của vở diễn cũng không còn, diễn viên cũng buồn, không muốn diễn. Đó là hệ quả tất yếu chứ không thể nói rằng, diễn viên ăn lương thì mặc định phải diễn tốt.”


“Tất nhiên, nếu nghệ sỹ không nỗ lực diễn tốt thì đương nhiên, khán giả đến rồi sẽ bỏ đi và không quay trở lại. Nhưng ngược lại, một số khán giả không hề đến rạp xem mà cứ thích chê… theo phong trào thì thực sự đáng trách.”


“Nhiều người nói tôi thực dụng”


Khi được hỏi về quan niệm làm nghề, Chí Trung cũng thẳng thắn bày tỏ: “Cách làm nghề, làm nghệ thuật của tôi đôi khi có sự đối chọi với một bộ phận nghệ sỹ khác. Nhiều người nói tôi thực dụng nhưng tôi nghĩ mình là người thực tế. Tôi làm kinh tế từ khi họ còn mơ màng đâu đó.”


“Không ít người nghĩ rằng, Chí Trung xin được tài trợ, cố diễn để diễn viên có tiền [Dự án “Chắp cánh niềm tin” phối hợp giữa Nhà hát Tuổi Trẻ và Ngân hàng SHB, tổ chức những đêm diễn miễn phí cho học sinh, sinh viên-PV]. Điều đó đúng nhưng không phải là tất cả.”


Anh nói liên hồi: “Thứ nhất, đây là cơ hội để diễn viên trẻ rèn nghề. Họ phải được diễn liên tục thì mới có thể nâng cao khả năng diễn xuất. Việc truyền niềm tin cho diễn viên trẻ là điều không hề đơn giản. Nhiều bạn diễn viên trẻ giống như khán giả tuổi teen bây giờ, không trải qua những giai đoạn lịch sử khó khăn nên không thấm thía những giá trị sống, từ đó dẫn đến việc nói những câu thoại rất vô hồn.”


“Khi thị phạm diễn viên trong những buổi tập các vở của anh Lưu Quang Vũ như ‘Lời thề thứ chín,’ nhiều lần, tôi phải lên sân khấu, yêu cầu tất cả dừng lại, kể cho các bạn nghe những câu chuyện của những thập niên 70, 80… Có lúc, tôi đã khóc và bị các bạn ấy cho rằng mình đang… làm hàng.”


Chí Trung bảo, làm nghệ thuật của tôi đôi khi có sự đối chọi với một bộ phận nghệ sỹ khác. (Ảnh: Đẹp/Vietnam+)


Mạch truyện nối dài, “Táo Giao thông” Chí Trung cũng bảo, đây còn là cách để tạo cho khán giả trẻ thói quen đến rạp, từ đó xây dựng đội ngũ khán giả sau này.


“Nhiều người cảnh báo tôi rằng, cứ miễn phí, tặng vé mãi sẽ khiến khán giả thiếu tôn trọng. Việc này là đúng; nhưng tôi cũng luôn răn mình rằng: của cho không bằng cách cho. Nếu bán vé mà không có sự trọng thị thì cũng nhận lại sự thờ ơ, phê bình và quay lưng lại của khán giả như thường.”


“Một vở diễn khi được công chúng đón nhận, khán giả đánh giá là tốt thì sẽ được gọi là tác phẩm. Còn trong trường hợp đó chỉ là vở diễn dựng cho xong, đơn thuần chỉ để đủ chỉ tiêu và để giải ngân thì tôi gọi đó là một sản phẩm. Những thứ mình làm ra thì phải bán được, không bán được bằng tiền thì phải bán được bằng tình yêu, sự tôn trọng và công nhận của công chúng,” nghệ sỹ Chí Trung nói.


From the same category