Khi ngành mỹ phẩm chưa sáng chế ra những loại kem bôi trị mụn chứa thành phần kẽm, người ta vẫn thường dùng dung dịch hồ nước để bôi lên vết mụn. Dung dịch hồ nước thường được khuyên dùng cho các bệnh nhân bị zona thần kinh hay giời leo, thành phần chính của nó, không gì khác, chính là kẽm oxide.
Kẽm có khả năng giúp cơ thể tái tạo tế bào tốt. Ngoài ra, ức chế sự sản sinh vi khuẩn mụn chính là một ưu điểm tuyệt vời khác của thành phần này. Kẽm có tác dụng làm dịu da, giảm tình trạng kích ứng, mẩn đỏ, khiến vi khuẩn không lây lan sang các vùng da khác. Rất nhiều người đã cải thiện được tình trạng mụn của mình khi uống bổ sung viên kẽm.
Dưới góc độ y tế, các bác sỹ cho rằng khi bị mụn, thay vì dùng thuốc bôi chứa kháng sinh, bệnh nhân nên ưu tiên dùng kem bôi chứa kẽm, vì kẽm có thể dùng trong thời gian dài mà không gây tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Thậm chí, kẽm còn có khả năng xử lý tận gốc các nguyên nhân gây mụn, trong khi kháng sinh chỉ xử lý được một phần.
Nhưng bởi nếu uống kẽm quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nên để tận dụng hiệu quả trị mụn tốt nhất từ kẽm, bạn nên kết hợp “trong uống, ngoài bôi”.
Kết hợp kẽm trong quy trình chăm sóc da
Trong mỹ phẩm, kẽm oxide nếu được kết hợp với một số loại AHA/BHA nhẹ sẽ giúp tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó xử lý mụn hiệu quả hơn.
Khi sử dụng sản phẩm chứa kẽm để trị mụn, tốt nhất bạn nên thoa nó sau cùng, bởi kết cấu của kẽm oxide tương đối dày, có thể cản trở sự thẩm thấu của các sản phẩm dưỡng da khác.
Thông thường, nếu bạn kiên trì dùng các loại kem bôi chứa kẽm oxide đều đặn 2 lần/ngày, tình trạng mụn sẽ giảm dần trong vòng 2 tuần. Bạn nên kết hợp với việc uống bổ sung viên kẽm hoặc tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm để có hiệu quả trị mụn dứt điểm, ngăn ngừa mụn xuất hiện trở lại.