Câu chuyện cảm động cuối năm: Con gái Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang – trẻ vị thành niên Việt Nam đầu tiên hiến tạng

TS. Đặng Hoàng Giang kể, sáng ngày 28/12, cả gia đình anh đã có mặt tại Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Việt – Đức, để đăng ký hiến tạng. Mai An – cô con gái bé nhỏ đã đánh dấu vào ô hiến tặng Thận, Tụy, Gan, Xương, nhưng ngần ngừ ở ô hiến Tim. Nhưng không lâu sau đó, bé An đã đánh dấu vào ô quan trọng nhất: hiến Tim.

“Đây là hành động tự nguyện của con gái” – TS.Đặng Hoàng Giang cho biết. Điều này cũng có nhiều ý nghĩa với anh, khi anh vừa hoàn thành dự án “Hành trình cận tử”, viết về câu chuyện của những người còn sống, chia sẻ cảm giác đối mặt với sự ra đi của người thân.

Cô gái bé nhỏ An Mi (11 tuổi) đang điền vào lá đơn xin hiến tạng tại Bệnh viện Việt Đức ngày 28/12.
Cô gái bé nhỏ Mai An (11 tuổi) đang điền vào lá đơn xin hiến tạng tại Bệnh viện Việt Đức ngày 28/12.

Status của TS. Đặng Hoàng Giang lập tức nhận được nhiều lượt chia sẻ, comment bày tỏ sự cảm phục của những người theo dõi. Nick name Tô Hành Trình viết: “Việc nhỏ của gia đình bạn là rất mới ở Việt Nam. Một hành động dũng cảm, nhân đạo của những người hiểu biết. Từ nhiều năm nay mình viết trong di chúc về việc này nhưng chưa tìm hiểu phải đăng ký ra sao. Và nghĩ việc này rất riêng tư nên chưa nói chuyện với các con vì chúng đã thành niên. Khi về Hà Nội sẽ hỏi bạn kinh nghiệm. Hi vọng cộng đồng Facebook nói riêng sẽ làm phản ứng lan truyền cho hành động nhân đạo này. Cứu sống cho bao người.”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều. Ví dụ như: “Bé còn quá nhỏ và chưa thể đánh giá được hành vi của mình một cách đúng nghĩa!…Việc ký hiến tặng này người ký có thể thay đổi quyết định bất cứ lúc nào…”, nhưng TS. Đặng Hoàng Giang khẳng định: “Với tất cả mọi người, không chỉ với trẻ vị thành niên, người thân hoàn toàn có thể hiến tạng của người đó khi họ qua đời. Ví dụ cô con gái có thể hiến tạng của người mẹ, chuyện mới xảy ra gần đây. Hành động của gia đình tôi có thể hiểu là bố mẹ đi đăng ký cho con, và cho con đi cùng để tăng ý thức và sự hiểu biết của con. Luật pháp quy định là bất cứ người đã đăng ký hiến tạng nào đều có thể thay đổi ý kiến, kể cả trong giây phút cuối cùng. Theo tôi, đó là điều tốt của luật và điều đó không có nghĩa là việc đăng ký hiến tạng của mọi người là vô nghĩa”.

giang-dang-3

Đẹp xin trích đăng nguyên văn dòng trạng thái của TS. Đặng Hoàng Giang:

“Sáng nay, cả gia đình tôi ngồi cạnh nhau trong căn phòng bé tí của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, đặt bên trong Bệnh viện Việt – Đức, để đăng ký hiến tạng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu kết thúc hành trình cận tử năm qua của tôi.

Trong ảnh, Mai An (11 tuổi) đang điền vào tờ đăng ký. Mai An đánh dấu vào các ô Thận, Tụỵ, Gan, Xương… rồi dừng lại ngần ngừ rất lâu ở ô ghi chữ Tim.

Giây phút ngồi trước tờ đơn đăng ký này là một trong những giây phút mà người ta đối mặt với cái chết của mình một cách trực diện nhất, trần trụi nhất. Một cảm giác bất an, sợ hãi dâng lên trong lòng.

Mãi sau, Mai An cũng đánh dấu vào ô Tim và đưa tờ đăng ký cho anh nhân viên trung tâm. An cũng đổi ý kiến ban đầu và đồng ý để Trung tâm công bố danh tính của mình cho người nhận tạng (nếu họ muốn biết) và dùng làm truyền thông.

Ở Việt Nam, quan niệm “chết phải toàn thây” trong xã hội đang cản trở người dân đến với việc hiến tạng. Mỗi năm, hàng chục ngàn người chết não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, nhưng hầu như không có ai đăng ký hiến tạng, khiến hàng ngàn người cần tim, thận, gan,… không có cơ hội được sống.

Cuối cùng, An cảm thấy vui vẻ khi hình dung trái tim của mình đập tiếp trong cơ thể của một bạn khác, và tự hào kể lại với ông bà. Theo anh Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm, Mai An và Mai Chi đã trở thành những trẻ vị thành niên đầu tiên của Việt Nam mang theo người thẻ đăng ký hiến tạng”.


From the same category