Ngày 5-8-2012, cả 5 người trong gia đình anh Giàng Seo S. (Lào Cai) phải đi cấp cứu do ngộ độc tiết canh lợn với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
Ăn tiết canh giúp bổ máu
Nhiều người quan niệm “ăn máu sẽ bổ máu”, nhưng theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, trung tâm ding dưỡng TP.HCM, tiết canh chứa nhiều sắt nhưng sắt trong tiết canh cơ thể không hấp thu được vì đã bị oxy hóa từ sắt 2+ thành sắt 3+ khi chế biến.
Ngoài ra, vì tiết canh giàu chất đạm, ít chất béo và đường, vitamin A, B2, can-xi, phốt-pho… là môi trường thuận lợi cho nhiều mầm gây bệnh phát truyển như giun, sán, vi khuẩn. Ngoài ra, khi cắt tiết sẽ bị bụi, vi khuẩn dính trên lông, da con vật rơi vào. Sử dụng dao, thớt hay khay đựng không sạch, tay bẩn cũng chứa nhiều vi trùng, ký sinh trùng khiến món ăn này dễ trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.
Đủ mặt virus, vi khuẩn, kí sinh trùng
Khi ăn tiết canh dễ có nguy cơ bị ngộ độc gây rối loạn tiêu hóa do các vi khuẩn có sẵn trong máu tươi của động vật gây nên. Điển hình như vi khuẩn Salmonella gây nhiễm khuẩn huyết, làm xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, ói mữa, tiêu chảy, sốt cao, dẫn đến viêm dạ dày, đường ruột…
Vi khuẩn Shigella cũng có nhiều trong máu động vật, sẽ làm tổn thương niêm mạc, gây đau quặn bụng, tiêu chảy…
Một loại vi khuẩn nguy hiểm khác là tụ cầu khuẩn có mặt trong không khí, khi làm tiết canh rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này. Chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh thực vật, làm tăng co bóp dạ dày và ruột, gây nôn mửa, tiêu chảy. Nếu bị nặng, bệnh nhân dễ bị mất nước, trụy tim mạch, có thể tử vong.
Không ăn tiết canh
Mặc dù nhiều người rất thích ăn tiết canh nhưng theo bác sĩ Yến Thủy, không nên ăn tiết canh ngay cả khi được chế biến kỹ lưỡng.
Vì vậy bạn cũng không nên làm tiết canh ở nhà.