Cẩn thận khi mẹ mắc bệnh tim - Tạp chí Đẹp

Cẩn thận khi mẹ mắc bệnh tim

Sức Khỏe

Có rất nhiều trường hợp các bà mẹ không biết mình có bệnh lý tim mạch trước khi mang thai, chỉ phát hiện ra bệnh khi có những biểu hiện nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bà mẹ biết mình có bệnh lý tim mạch nhưng do thiếu hiểu biết hoặc quá ham muốn làm mẹ mà không lưu ý đên sức khỏe và bệnh tât. Vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Do đó, tất cả các chị em phụ nữu muốn có con nên đi khám sức khỏe toàn diện trước khi mang thai để phát hiện một số bệnh lý đặc biệt nguy hiểm khi mang thai, trong đó có bệnh lý tim mạch. Nói chung khi mắc bệnh tim, người phụ nữ vẫn có thể mang thai, nhưng có một số bệnh lý tim mạch không được mang thai như: bệnh tim có tím tái, tắc nghẽn thất trái, suy tim mức độ vừa đến nặng, có cao áp động mạch phổi.

Đối với chị em mắc bệnh tim mạch nhưng có thể mang thai được (đã hỏi ý kiến bác sĩ) nên lưu ý:

1. Phải thảo luận với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để tránh gây dị tật cho thai.

2. Phải khám và theo dõi thường xuyên tại cơ sở ý tế có chuyên khoa tim mạch.

3. Phải khám thai định kỳ sớm, tham gia chương trình chẩn đoán tiền thai, khám thai định kỳ đều đặn để phát hiện sớm khả năng thai có dị tật dị dạng hay bất thường về tim mạch.

4. Hạn chế ăn mặn vì sẽ gây phù làm tăng gánh nặng cho tim. Không nên tăng cân nhiều hơn mức quy định, tốt nhất là khoảng 10-12kg cho suốt thai kỳ.

5. Nghỉ ngơi, giữ sức khỏe, tránh làm việc nặng nhọc, gắng sức.

6. Đến cơ sở y tế ngay khi thấy có những dấu hiện trở nặng như: Khó thở, đánh trống ngực liên tục, mệt nhọc.

7. Nhập viện vào tuần lễ thứ 36 thai kỳ, vì lúc này có hiện tượng sinh lý là tăng tốc độ và khối lượng tuần hoàn, máu sẽ loãng hơn, có thể làm tim “quá tải” dễ dẫn đến suy tim cấp. Nhập viện sớm còn để chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cho cuộc vượt cạn sắp đến.

8. Nên khám thai và sinh con tại cơ sở y tế tin cậy, có đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm, có đầy đủ phương tiên, cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo cho sức khỏe của hai mẹ con.

9. Trong trường hợp có dấu hiện sinh sớm, đột xuất, tại các cơ sở y tế mà chị em chưa đến khám vào theo dõi lần nào thì phải thông báo cho bác sĩ biết ngay tình trạng bệnh lý của mình, các loại thuốc đã điều trị.

10. Nên thực hiện kế hoạch hóa gia đình sau sinh, các chị em chỉ nên có 1 lần sinh và có 1 con vì mỗi lần mang thai sinh nở là mỗi lần đối diện với các nguy cơ cao của bệnh tật và tử vong.

Theo Cha mẹ & con

Thực hiện: depweb

19/06/2012, 12:36