Cận cảnh những bức ảnh quảng cáo gây sốc làm thay đổi thế giới - Tạp chí Đẹp

Cận cảnh những bức ảnh quảng cáo gây sốc làm thay đổi thế giới

Thời Trang

1. Đồ lót Calvin Klein – Bruce Weber, 1982

Hình mẫu quảng cáo quen thuộc trong đó đàn ông mặc vest còn phụ nữ được coi như những vật khêu gợi đã bị bức ảnh này thách thức. 
Bức ảnh đã để lại một di sản khổng lồ chẳng kém gì tấm bảng quảng cáo 13,7×14,6 m của nó.


2. Calvin Klein ​- Bruce Weber, 1992​

Tác phẩm của Bruce Weber hợp tác với Calvin Klein thường được coi là ‘bước đột phá’ trong ngành quảng cáo khi giới thiệu những chủ đề có chút hơi hướng đồng tính. 
Đây là một bức ảnh quảng cáo cho Calvin Klein mang tên Obsesion (tạm dịch: Nỗi ám ảnh) vào năm 1992.

3. Versace – Richard Avedon, 1992

Trưng bày một vài cái tên trong số những gương mặt thời trang nổi tiếng nhất những năm 90, bức ảnh quảng cáo do Richard Avedon thực hiện cho Versace có sự tham gia của Naomi Campbell, Kristen McMenamy, Linda Evangelista, Stephanie Seymour và Christy Turlington. 
Bức ảnh được coi là đã nắm bắt được cái thần của “thời đại nữ quyền” trong đó “năng lượng nữ quyền” cùng sự lưỡng tính được đề cao.

4. United Colours of Benetton – Therese Frare, 1991

Bức ảnh này của Therese Frare thể hiện tình trạng ngày một xấu đi của David Kirby – một nhà hoạt động AIDS. 
Bức ảnh được chụp năm 1990 tại chính phòng bệnh của Kirby, khi các thành viên trong gia đình anh đang ngồi bên giường bệnh, và đã giành giải thưởng Báo chí Thế giới năm 1991.

5. United Colours of Benetton – Oliviero Toscani, 1991

Oliviero Toscani đã thách thức sự phân biệt chủng tộc trong xã hội bằng việc thường xuyên đặt những người thuộc các dân tộc khác nhau ở cạnh nhau trong bối cảnh gia đình, và ở thời điểm đó, những hình ảnh như vậy vẫn có sức ảnh hưởng lớn. 
Trong bức ảnh này, ông còn thách thức cả tình trạng bình thường hóa dị tính, khi giả định hai người phụ nữ trong ảnh đều là mẹ của đứa bé.

6. Donna Karan ‘In Women We Trust’ – Peter Lindbergh, 1992​

Chiến dịch 8 trang mang tên ‘In Women We Trust’ (tạm dịch: Chúng ta tin tưởng vào phụ nữ) của Donna Karan mô tả một người phụ nữ trong cuộc đua tranh cử, đọc lời tuyên thệ của tổng thống, và ngồi trong Phòng Bầu dục. 
Tôi không cố gắng nâng cao người phụ nữ bằng cách hạ thấp đàn ông, mà chỉ muốn nói rằng phụ nữ có thể làm được điều này,” Karan giải thích tại thời điểm đó. 
Trong một thế giới chưa từng biết tới vị nữ tổng thống nào, thông điệp của bà về cơ hội bình đẳng là một sự thách thức đối với chế độ phụ hệ và vẫn giữ nguyên giá trị hàng thập kỷ sau khi xuất hiện.

7. Nolita ​- Oliviero Toscani, 2007

Mang tên “No Anorexia” (tạm dịch: Chống lại chứng biếng ăn), bức ảnh do nhiếp ảnh gia người Ý Oliviero Toscani chụp năm 2007 cho hãng thời trang Nolita đã đề cập một cách thẳng thắn tới một vấn đề hết sức khó khăn. Được sự hỗ trợ của Bộ Y tế Italy, bức ảnh đã được công bố vào đúng tuần lễ thời trang Milan và được đăng trên các trang báo cũng như bảng quảng cáo khắp nơi, trong đó là hình ảnh một cô gái trẻ mắc chứng biếng ăn. 
Bất chấp những tác động mạnh mẽ đằng sau bức ảnh cũng như những gì bức ảnh đã làm được trong việc nâng cao nhận thức trong ngành công nghiệp thời trang, người mẫu trong ảnh, chị Isabelle Caro, đã qua đời trong bi kịch vào tháng 11/2010. Chị đã từng xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình và đã có những phát biểu thẳng thắn về quyết định tham gia chiến dịch của mình. 
Theo một bài báo được đăng trên tờ New York Times được xuất bản sau cái chết của Caro, chị đã nói: “Ý tưởng là khiến cho mọi người ấn tượng đến mức không thể không suy nghĩ về nó, tôi quyết định thực hiện việc này để cảnh báo các cô gái trẻ về sự nguy hiểm của ăn kiêng và những tiêu chuẩn trong thời trang.” 
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với cách tiếp cận này, và bức ảnh cuối cùng đã bị cơ quan giám sát quảng cáo Italia cấm.

8. Diesel Xuân/Hè 2014 – Inez & Vinoodh

Đặt Jillian Mercado trên chiếc xe lăn bên cạnh người mẫu James Astronaut trong chiến dịch Xuân/Hè 2014 của Diesel là một sự xuất hiện hiếm hoi của người khuyết tật trong ngành công nghiệp thời trang. 
Nicola Formichetti, giám đốc sáng tạo của nhãn hiệu này cho biết: “Sự tham gia của cô ấy trong chiến dịch là một nhãn hiệu toàn cầu nói lên rằng cô gái này cũng cá tính chẳng kém gì chàng trai ngồi cạnh cô ấy. Nó là sự tôn vinh một điều bình thường, thể hiện thực chất xã hội mà chúng ta đang sống, và nó có thể mang tới một thông điệp mạnh mẽ.”

9. Diesel Xuân/Hè 2015 – Nick Knight 

Một chiến dịch đột phá khác của Formichetti, ảnh quảng cáo cho mùa Xuân/Hè 2015 của hãng đặt người mẫu Winnie Harlow, người mắc chứng bạch biến vitiligo, ở ngay trọng tâm. 
Sự nổi lên gần đây của Harlow trong ngành thời trang ​- cô còn là gương mặt của Desigual – đã đa dạng hóa đại diện văn hóa của cái đẹp và thách thức khái niệm hoàn hảo vốn được trông đợi ở những người mẫu.

10. &OtherStories Thu/Đông 2015 – Amos Mac​

Khi những số tạp chí thời trang chẳng tồn tại được lâu, thì quảng cáo trở thành một phần di sản của thương hiệu,” đó là ý kiến của người mẫu Hari Nef, người gần đây đã trở thành ngôi sao trong chiến dịch mới của &OtherStories dành riêng cho người chuyển giới trong bộ sưu tập mới nhất của mình. 
Quảng cáo đem lại lợi nhuận, chúng là những khoản đầu tư mạnh mẽ, và giúp đỡ cho các tài năng chuyển giới nói riêng và người chuyển giới nói chung hơn hầu hết những sự thể hiện khác trong thời trang.”

12. Redken Frizz Dismiss ​- Matt Irwin, 2015

Là nhãn hiệu làm đẹp đầu tiên chỉ định một người mẫu chuyển giới làm đại diện cho mình, Redken đã đẩy mạnh tích hợp sự đa dạng giới vào chiến lược quảng cáo của mình thông qua chiến dịch năm 2015 vừa qua. 
“Chúng ta sống trong một thời đại mới trong đó xã hội bắt đầu tin tưởng vào chúng ta,” người mẫu Lea T giải thích. “Vẫn còn có rất nhiều việc phải làm, nhưng ít nhất đây cũng là điểm bắt đầu … Tất cả mọi người đều khác biệt, và cái đẹp không nhất thiết phải hoàn hảo.”

13. Céline Xuân/Hè 2015 ​- Juergen Teller ​

Khi Céline chọn Joan Didion làm gương mặt đại diện cho mùa Xuân 2015, một cơn bão truyền thông đã nổ ra. Nhìn thấy một phụ nữ lớn tuổi ​- thậm chí còn là một tên tuổi trong làng văn học ​- được thể hiện như một biểu tượng cảm hứng đã thể hiện một sự đa dạng mới trong quảng cáo đại chúng: việc coi trọng phụ nữ vì trí tuệ cũng như sắc đẹp và bỏ qua giới hạn thông thường về tuổi tác dành cho người mẫu.

14. Chiến dịch Ngày của mẹ năm 2012 của JCPenney​

Việc ông lớn bán lẻ JCPenney chỉ định Ellen DeGeneres làm đại sứ nhãn hiệu của mình trong năm 2012 đã đánh dấu một bước chuyển mình trong thái độ đối với phụ nữ đồng tính, trước đó vốn không hề được thể hiện trong làng quảng cáo đại chúng. 
Trong chiến dịch Ngày của mẹ, JCPenney đã sử dụng bức ảnh “Wendi, bạn đời Maggie và các con gái,” trong đó hai người phụ nữ đều đeo nhẫn cưới, từ đó đặt một cặp đôi đồng tính nữ với tư cách những bà mẹ vào trung tâm để được tôn vinh.

15. Gucci – Mario Testino, 2003

Mario Testino và Gucci đã tôn vinh sự đa dạng và tình cảm gia đình trong bức ảnh chụp người mẫu Jamaica Nadine Willis.

Theo VietnamPlus

Thực hiện: depweb

30/05/2016, 07:15