Bên cạnh đó, bảo dưỡng định kỳ cũng có thể phát hiện sớm các hư hỏng. Khắc phụ kịp thời giúp chi phí sửa chữa xe, duy trì cho xe vận hành ổn định. Danh sách các hạng mục bảo dưỡng tăng dần theo thời gian cả về số lượng cũng như độ khó. Nó được xem xét dựa trên nhiều cơ sở.
Tuổi thọ, độ bền của các chi tiết, gioăng, đệm hoặc các ống làm bằng cao su có thể rạn, nứt ngay cả khi xe không làm việc. Dầu máy, nước làm mát có thể bị phân hủy, biến chất. Chi tiết bằng kim loại oxy hóa mất cơ tính, không đảm nhiệm được chức năng ban đầu. Nhưng đôi khi nó cũng có thể được đúc rút từ kinh nghiệm sửa chữa lâu năm. Quy trình bảo dưỡng trong hãng hoặc ở gara có uy tín có đôi chút khác nhau nhưng nội dung chính vẫn hướng vào những vấn đề.
Mang xe tới gara có uy tín
Nếu bạn là khách “ruột” thì dù sớm hay muộn ông chủ gara vẫn sẽ cử thợ “cứng” ra tiếp bạn. Tùy thuộc vào tiện nghi của gara, có thể bạn được ngồi trong phòng chờ có máy lạnh, cafe, wiffi hay tivi truyền hình cáp nhưng cũng có khi phải chịu chung tiếng ồn, nhiệt độ nóng bức cùng với thợ.
Để kiểm tra hệ thống lái, gầm, phanh và máy, thợ máy dùng cảm giác, kiêm nghiệm chạy kiểm tra một vòng. Sau đó kích xe lên và kiểm tra từ chi tiết cụ thể: lắc may-ơ, bánh xe, kiểm tra lốp, kiểm tra dàn cao su cân bằng, rô-tuyn, trục láp, hệ thống phanh…..
Công việc sau đó sẽ là bảo dưỡng phanh, bơm mỡ, thay dầu máy (nếu đến km cần thay), thay dầu phanh, vệ sinh lọc gió, thay lọc dầu, xúc rửa két nước, thay nước làm mát…vv.
Xe bạn đang chạy ổn định có nghĩa là mọi vấn đề liên quan đến hệ thống điện không có vấn đề gì: đèn, còi, xi-nhan. Gara có thể dùng máy scan quét lỗi và xóa chúng đi nếu có. Xe đang ổn định (đèn check không sáng vàng) cũng chưa thể chắc là ECU không có lỗi, có thể lỗi đó nhỏ chưa khiến đèn check phải sáng. Tháo và vệ sinh bu-zi, mầu sắc của bu-zi sẽ nói cho bạn biết máy của xe thế nào. Màu của bu-zi là màu gạch cua là chứng tỏ máy tốt, điện tốt, xăng tốt.
Hệ thống điều hòa cần được bảo dưỡng sau mỗi năm sử dụng cụ thể công việc là: Xúc rửa dàn nóng, lạnh, châm thêm dầu cho máy nén, nạp thêm ga, bảo dưỡng quạt dàn lạnh, dàn nóng, thay phin lọc… Với những công việc tạm nêu như trên thì ông chủ gara sẽ cho bạn biết là cái gì đến lúc cần thay và cái gì chưa, cái gì chuẩn bị …
Bạn mang xe đến hãng
Xe được xếp hàng, bạn giao chìa khóa cho kỹ thuật, lấy phiếu, vào phòng sale cung cấp thông tin, có thể bạn được một “chân dài” mời vào uống trà hay cà phê ở một phòng lạnh và chờ đợi. Sau đó kỹ thuật viên của hãng sẽ kiểm tra xe và kê cho bạn một danh sách dài các công việc cần làm ở cấp độ 50.000 km, song song với danh sách đó là giá tiền vật liệu và nhân công. Cộng đồn lại cũng sẽ là một số tiền nhất định. Ở đây cần phải làm rõ các công việc của việc bảo trì sẽ tương tự như tôi đã trình bày ở trên. Nhưng số tiền bạn phải bỏ ra sẽ có chênh lệch.
Tóm lại, bảo trì xe theo đúng định kỳ là một việc nên làm. Tuy nhiên việc làm ở gara hay vào hãng lại tùy vào điều kiện và túi tiền của gia chủ. Nhưng xét cho cùng những việc cần bảo trì thì ở hãng hay gara cũng gần như là tương đồng. Một gara uy tín cũng luôn có những thợ giỏi và ngược lại trong xưởng bảo trì của hãng cũng có thể có những ông thợ mới học việc.
Theo Vnexpress