1. Mứt gừng
Nguyên liệu:
Cách làm:
Gừng tươi mua về rửa sạch, gọt vỏ. Nếu chọn gừng non thì mứt sẽ mềm, ít xơ và đỡ cay.
Gừng thái lát và độ dày đồng đều nhau, như vậy khi nấu các miếng gừng sẽ chín cùng lúc, ngon hơn. Ngâm gừng trong nước có pha chút muối trong khoảng 1 giờ.
Cho gừng vào nồi, thêm nước ngập. Đậy vung đun sôi. Nếu muốn mứt gừng trắng thì cho thêm nước cốt 1 quả chanh trong quá trình đun.
Đun sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ chừng 5 – 7 phút thì đổ nước đi, xả lại nước lạnh. Rồi lại tiếp tục cho gừng lên bếp luộc với nước, làm 2 lần như vậy cho gừng bớt cay. Có thể luộc thêm đến khi nào đạt độ cay mong muốn thì thôi.
Vớt gừng ra để ráo rồi đem trộn với đường tỉ lệ 1:1. Để gừng trộn đường khoảng 4 giờ cho ngấm hoặc có thể để qua đêm.
Đặt nồi gừng lên bếp đun, để nhỏ lửa, thỉnh thoảng đảo nhẹ, đường sẽ chảy ra, tiếp tục đun đến khi đường sánh đặc bám quanh miếng mứt.
Đảo đều thêm 3 phút nữa cho đường khô hơn rồi tắt bếp .
Để mứt nguội, có thể gắp ra rải lên giá cho nhanh khô, để các miếng mứt đẹp bạn dùng tay gỡ các miếng quăn queo ra. Mứt khô cho vào lọ ăn dần.
2. Mứt bí
Quy trình thực hiện: gọt vỏ, bỏ hột. Cắt hình dạng dài, tròn, mỏng, dày theo sở thích.
Lấy nước vôi trong màu trắng (có thể mua nước vôi trong tại các quầy bán trầu cau ở chợ) ngâm trong sáu giờ. Sau đó xả sạch, chần qua nước sôi, đổ ra rổ, để ráo, mang phơi nắng (nắng tốt phơi khoảng ba giờ). Tiếp đó, rửa lại bằng nước thường. Chần qua nước sôi, đổ ra rổ để ráo. Đây chính là công đoạn làm trắng mứt bí mà không cần sử dụng hóa chất.
Công thức làm mứt là cứ 3kg bí sử dụng 3kg đường. Chia làm năm lần sên. Nghĩa là mỗi lần nấu 600g đường, đổ nước ngang mặt bí, nấu cho sôi, sau đó bắc xuống để qua một đêm. Ngày hôm sau, vớt bí ra, tiếp tục lấy 600g đường nấu với nước đường đã ngâm bí trước đó, nấu cho sôi, đổ vào bí ngâm qua một đêm. Cứ thế thực hiện trong năm ngày liên tục. Ngày thứ sáu vớt mứt ra rổ, lấy nước đường ngâm bí thắng cho kéo tơ, sau đó lấy bí nhúng vào, trút ra nia để hong khô.
Có thể pha màu bằng các loại trái cây thiên nhiên như dứa, cam, dâu… Dùng nước nguyên chất của trái cây theo sắc màu bạn muốn, pha vào nước đường trong quá trình nấu và ngâm bí.
Chỉ cần bảo quản trong lọ thủy tinh là có thể sử dụng khoảng ba tháng.
3. Mứt dừa sữa tươi
Nguyên liệu
(Tỉ lệ: 10 dừa 6 đường 2.5 sữa)
Cách làm:
Có thể cất trong hộp thủy tinh ăn dần hoặc đãi khách ngày Tết.