|
Phía bắc
Trường ĐH Kinh tế quốc dân: Điểm sàn trúng tuyển vào trường khối A: 20, khối D1: 20 (tiếng Anh hệ số 1) hoặc 27 (tiếng Anh hệ số 2). TS dự thi vào trường phải đạt mức điểm sàn mới trúng tuyển và phải đăng ký lại ngành học. TS không đủ điểm vào ngành đăng ký ban đầu nhưng đủ điểm sàn đỗ vào trường, nhà trường sẽ gửi giấy báo trúng tuyển, sau khi nhập học, TS được đăng ký vào ngành còn chỉ tiêu.
Ngoài ra, trường ưu tiên cho một số ngành khó tuyển có mức điểm chuẩn thấp hơn điểm sàn vào trường từ 0-1 điểm. Cụ thể điểm chuẩn của từng ngành như sau: ngôn ngữ Anh (D1) 29 (tiếng Anh hệ số 2); thống kê kinh tế, toán ứng dụng trong kinh tế, kinh tế tài nguyên, hệ thống thông tin quản lý, khoa học máy tính (A, D) 19; kinh tế, quản trị kinh doanh (A, D) 20,5; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – bất động sản, quản trị nhân lực (A, D) 20; marketing (A, D) 21; tài chính – ngân hàng (A, D) 23; kế toán (A, D) 24,5; luật 19,5; quản trị kinh doanh (A, D) 19/26 (khối D nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ); quản trị khách sạn và lữ hành, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp (D) 23,5 (môn ngoại ngữ hệ số 2).
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Khối ngành kỹ thuật (hệ cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư), điểm chuẩn chung khối A và A1 cho từng nhóm ngành như sau: KT1 (cơ khí – cơ điện tử – nhiệt lạnh) 19,5; KT2 (điện – tự động hóa – điện tử – CNTT – toán tin) 21,5; KT3 (hóa – sinh – thực phẩm – môi trường) 18,5 (chỉ có khối A); KT4 (vật liệu – dệt may – sư phạm kỹ thuật) 18; KT5 (vật lý kỹ thuật – kỹ thuật hạt nhân) 18,5. Khối ngành kinh tế – quản lý (KT6) có điểm chuẩn chung cho cả 3 khối A, A1 và D1 là 20. Ngôn ngữ Anh: Điểm chuẩn khối D1 với môn tiếng Anh nhân hệ số 2 cho từng chương trình như sau: TA1: tiếng Anh khoa học – kỹ thuật và công nghệ 26; TA2: tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 24. Các hệ đào tạo khác: hệ cử nhân công nghệ (khối A và A1): nhóm CN1 và CN3: 17; nhóm CN2: 17,5. Hệ Đào tạo quốc tế thuộc Viện SIE (khối A, A1 và D1) 15 điểm cho tất cả các chương trình. Bậc CĐ (khối A và A1): Công nghệ thông tin (CNTT) 12,5, tất cả các ngành khác 12.
Trường ĐH Luật Hà Nội: Khối A: 18, C: 21,5, D: 20.
Trường ĐH Xây dựng: Khối A: 18, A1: 17, V: 24,5 (đã nhân hệ số môn năng khiếu); khối ngành quy hoạch 16,5.
ĐH Huế
Các ngành đào tạo ĐH:
Trường ĐH Y dược Huế: Y đa khoa 22.5 (B); y học dự phòng 18 (B); y học cổ truyền 20,5 (B); y tế cộng đồng 18 (B); kỹ thuật y học 21 (B); dược học 22 (A); điều dưỡng 20 (B); răng – hàm – mặt 23 (B).
Trường ĐH Kinh tế Huế: Kinh tế 13,5 (A, A1 và D1, 2, 3, 4); quản trị kinh doanh 15,5 (A, A1 và D1, 2, 3, 4); tài chính ngân hàng 16 (A, A1 và D1, 2, 3, 4); kế toán 16,5 (A, A1 và D1, 2, 3, 4); hệ thống thông tin quản lý 13 (A, A1), 13,5 (D1, 2, 3, 4). Đào tạo tại phân hiệu ĐH Huế ở Quảng Trị: quản trị kinh doanh: 14,5 (A, A1 và D1, 2, 3, 4).
Trường ĐH Ngoại ngữ Huế: 13,5 các ngành: SP tiếng Pháp (D3), SP tiếng Trung Quốc (D1, 2, 3, 4), ngôn ngữ Nga (D1, 2, 3, 4), ngôn ngữ Pháp 13,5 (D1, 3), ngôn ngữ Trung Quốc (D1, 2, 3, 4), ngôn ngữ Nhật (D1, 2, 3, 4, 6), ngôn ngữ Hàn Quốc (D1, 2, 3, 4) quốc tế học (D1), Việt Nam học (D1, 2, 3, 4); 14,5 các ngành: Việt Nam học (C), Sư phạm (SP) tiếng Anh (D1), ngôn ngữ Anh (D1).
Trường ĐH Nông lâm Huế: 13 (A), 14 (B), 14,5 (C) và 13,5 (D1, 2, 3, 4) đối với các nhóm ngành: cơ khí – công nghệ, trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủy sản, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường, phát triển nông thôn.
Trường ĐH Sư phạm Huế: SP tin học, SP kỹ thuật công nghiệp 13 (A, A1); SP vật lý, SP sinh học, SP địa lý, SP kỹ thuật công nghiệp 14 (A , A1, B); GD chính trị, GD quốc phòng – an ninh, SP lịch sử, SP địa lý, tâm lý học giáo dục 14,5 (C); GD tiểu học 16 (D1), 17,5 (C); SP ngữ văn 16 (C); SP toán học 16,5 (A, A1); SP hóa học 18,5 (A) và 20 (B); GD mầm non 20,5 (M).
Trường ĐH Khoa học Huế: Vật lý học, địa chất học, toán ứng dụng, kỹ thuật địa chất, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện truyền thông, triết học 13 (A, A1); Hán-Nôm, Đông phương học, lịch sử, ngôn ngữ học, công tác xã hội 13,5 (D1) và 14,5 (C); văn học, báo chí, triết học 14,5 (C, D1); kiến trúc 14,5 (V); sinh học địa lý tự nhiên 13 (A) và 14 (B); công nghệ sinh học 13 (A) và 16,5 (B); hóa học 13 (A) và 15,5 (B); khoa học môi trường 13 (A) và 15 (B); toán học 15 (A).
Trường ĐH Nghệ thuật Huế: SP mỹ thuật, hội họa 24 (H); đồ họa 23,5 (H); điêu khắc 25 (H); nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng 34 (H). Đào tạo Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị: Nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng 29 (H).
Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị: Nhóm ngành kỹ thuật điện, kỹ thuật công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật trắc địa – bản đồ 13 (A) và 14 (B).
Khoa Luật: Luật học 14 (A, D1, 2, 3, 4), 15 (C); luật kinh tế 15,5 (A, D1, 2, 3, 4), 16,5 (C).
Khoa Giáo dục thể chất: Giáo dục thể chất 16,5 (T); giáo dục quốc phòng – an ninh 14,5 (T).
Khoa Du lịch: Kinh tế, quản trị kinh doanh 13 (A, A1) và 13,5 (D1,2,3,4); quản trị du lịchdịch vụ và lữ hành 14 (A, A1, D1, 2, 3, 4), 16 (C).
Các ngành đào tạo cao đẳng:
Trường ĐH Nông lâm Huế: 10 (A) và 11 (B) gồm các ngành: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, quản lý đất đai.
Đà Nẵng
Trường ĐH Bách khoa: Điểm chuẩn vào trường từ 16 đến 19,5 (TS trúng tuyển vào trường nhưng không đậu vào ngành đã đăng ký phải đăng ký lại ngành khi nhập học). Điểm chuẩn cụ thể các ngành như sau: CN chế tạo máy, KT điện tử, KT viễn thông, KT máy tính, KT tài nguyên nước, nhiệt – điện lạnh, KT năng lượng và môi trường, KT cơ khí, SP KT công nghiệp, KT môi trường, CNKT vật liệu xây dựng, KT xây dựng, KT tàu thủy, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý công nghiệp, CN vật liệu, CN sinh học, KT điều khiển và tự động hóa 16; các ngành KT điện – điện tử, KT xây dựng công trình giao thông 16,5; KT công trình xây dựng 19; CNTT 17,5; KT cơ điện tử, CN thực phẩm 17; kiến trúc 23,5 (môn năng khiếu hệ số 2); KT dầu khí 19,5; kinh tế xây dựng 18.
Trường ĐH Kinh tế: Điểm chuẩn vào trường từ 17 đến 20. Các ngành: kinh tế phát triển, kinh tế lao động, kinh tế và quản lý công, kinh tế chính trị, kinh tế đầu tư, thống kê, tin học quản lý, quản trị hệ thống thông tin, quản trị nhân lực, luật học, luật kinh tế 17; quản trị kinh doanh tổng quát, kinh doanh thương mại, marketing, ngân hàng 17,5; kế toán, quản trị kinh doanh du lịch 18; quản trị tài chính 18,5; tài chính doanh nghiệp 19; kiểm toán 19,5; kinh doanh quốc tế 20.
Trường ĐH Ngoại ngữ: Ngôn ngữ Thái Lan, quốc tế học 15,5; SP tiếng Anh bậc tiểu học, cử nhân (CN) tiếng Nga, CN tiếng Nga du lịch, CN tiếng Pháp du lịch 16; SP tiếng Pháp, SP tiếng Trung, CN tiếng Pháp 16,5; CN tiếng Anh 20,5; CN tiếng Anh thương mại 21,5; CN tiếng Anh du lịch 19,5; CN tiếng Trung 17,5; CN tiếng Trung thương mại (D1) 17 – (D4) 16; ngôn ngữ tiếng Nhật: (D1) 21,5 – (D6) 16; ngôn ngữ Hàn Quốc 20; SP tiếng Anh 24. Điểm thi môn ngoại ngữ hệ số 2.
Trường ĐH Sư phạm: Toán ứng dụng, CNTT, SP tin học, vật lý, hóa học, hóa dược, khoa học môi trường 13; SP sinh học, SP lịch sử, SP địa lý, văn học, địa lý du lịch 14,5; SP vật lý, quản lý tài nguyên – môi trường, GD mầm non 16; CN sinh học, SP ngữ văn 16,5; báo chí (C) 14,5 – (D1) 14; GD tiểu học 15; GD chính trị (C) 14,5 – (D1) 13,5; tâm lý học: (B) 14 – (C) 14,5; địa lý tài nguyên môi trường (A) 13 – (B) 14; Việt Nam học (C) 14,5 – (D1) 13,5; văn hóa học 14,5; công tác xã hội (C) 14,5 – (D1) 13,5; SP hóa 17; SP toán (A) 18,5 – (A1) 16,5.
Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường CĐ Công nghệ Đà Nẵng, CĐ Công nghệ thông tin Đà Nẵng: điểm trúng tuyển bằng điểm sàn.
Phía nam
Trường ĐH Sư phạm: Điểm chuẩn các ngành: văn học, Việt Nam học, giáo dục quốc phòng an ninh, quốc tế học, GD chính trị, GD đặc biệt 14,5; SP tin học, vật lý, CNTT, quản lý GD 15; hóa học 15 (A) và 16,5 (B); SP địa lý 14 (A) và 15 (C); SP sinh học, SP lịch sử, tâm lý học 15,5; GD mầm non 17; SP vật lý, SP ngữ văn, GD tiểu học 17,5; SP song ngữ Nga – Anh, ngôn ngữ Nga – Anh, SP tiếng Pháp, ngôn ngữ Pháp, SP tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc 19; SP hóa học 19,5; SP toán học, ngôn ngữ Nhật 20; GD thể chất 21; ngôn ngữ Anh 26; SP tiếng Anh 30.
Điểm chuẩn các ngành chuyên ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật) nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ và ngành GD thể chất nhân hệ số 2 môn năng khiếu.
Trường xét tuyển 1.220 chỉ tiêu với điểm xét bằng điểm chuẩn. Ngành và chỉ tiêu xét cụ thể:
SP tin học, CNTT, vật lý, văn học, ngôn ngữ Trung Quốc: 100/ngành; Việt Nam học 60; GD quốc phòng an ninh 120; GD chính trị 80; quản lý GD 40; GD đặc biệt 20; sinh học 50; quốc tế học 80; SP song ngữ Nga-Anh 60; ngôn ngữ Nga-Anh 70; SP tiếng Pháp 20; ngôn ngữ Pháp 50; SP tiếng Trung quốc 30; ngôn ngữ Nhật 40. Thời gian nhận hồ sơ từ 10.8 đến 5.9, chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc. TS được rút hồ sơ trước ngày 5.9 nhưng không được hoàn lại lệ phí đăng ký xét tuyển.
Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn: Điểm chuẩn các ngành: văn học, ngôn ngữ học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 20; ngôn ngữ Anh 28; quan hệ quốc tế 21; báo chí và truyền thông 21,5. Các ngành tâm lý học, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Đức, ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Ý 19. Lịch sử 19 (C), 14,5 (D1); nhân học 15 (C), 14,5 (D1); triết học 15 (C, D1), 14,5 (A1); địa lý học 14,5 (A1, B), 20 (C), 15 (D1); xã hội học, thư viện thông tin 14,5 (A, A1, D1), 15 (C); Đông phương học 16,5; giáo dục học, lưu trữ học, văn hóa học 15 (C) và 14,5 (D1); công tác xã hội 16,5 (C) và 15,5 (D1); quản trị vùng và đô thị 14,5 (A, A1) và 16 (D1); Nhật Bản học 18,5 (D1) và 18 (D6); Hàn Quốc học 18,5; ngôn ngữ Nga 19 (D1) và 23 (D2).
Điểm chuẩn và chỉ tiêu xét tuyển các ngành như sau: Lịch sử 19 (C 50) và 14,5 (D1 20); nhân học 15 (C 30) và 14,5 (D1 10); triết học 15 (C 30) và 15 (D1 10); xã hội học 15 (C 30) và 14,5 (D1 10); thư viện thông tin 15 (C 50) và 14,5 (D1 10); giáo dục 15 (C 50) và 14,5 (D1 20); lưu trữ học 15 (C 25) và 14,5 (D1 5); văn hóa học 15 (C 30) và 14,5 (D1 10); ngôn ngữ Nga 19 (40); ngôn ngữ Pháp 19 (25 D1 và 5 D3); ngôn ngữ Đức 19 (30); ngôn ngữ Tây Ban Nha 19 (30); ngôn ngữ Ý 19 (45 D1 và 5 D3).
Điểm chuẩn và điểm xét tuyển một số ngành đã được nhân hệ số các môn thi gồm: các môn ngoại ngữ, ngữ văn, lịch sử, địa lý.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật: Điểm chuẩn các ngành bậc ĐH khối A và A1 gồm: CN kỹ thuật (KT) điện tử truyền thông 14 (A) và 13,5 (A1); CNKT điện điện tử 15,4 và 15; CN chế tạo máy 14 và 13,5; KT công nghiệp 14 và 13,5; CNKT cơ điện tử, CNKT cơ khí, CNKT ô tô 15,5 và 15; CNKT nhiệt, CN in, CNKT máy tính 14 và 13,5; CNTT, CN may 14,5 và 14; CNKT công trình xây dựng 17 và 16,5; CNKT điều khiển và tự động hóa 15,5 và 15; quản lý công nghiệp 15 và 14,5; kế toán 16 và 15,5. Ngành CNKT môi trường 15 (A) và 18 (B); CN thực phẩm 17,5 (A) và 19,5 (B); kinh tế gia đình 14; thiết kế thời trang 18,5; SP tiếng Anh 22,5. Trong đó, ngành thiết kế thời trang môn vẽ trang trí màu nước và SP tiếng Anh nhân hệ số 2 môn thi thứ 3. Điểm chuẩn các ngành CĐ là 10 cho cả khối A và A1.
Trường xét tuyển bổ sung các ngành bậc ĐH với điểm xét bằng điểm chuẩn, chỉ tiêu cụ thể gồm: CNKT điện tử truyền thông 50; CN chế tạo máy 20; CNKT ô tô 20; KT công nghiệp 30; CNKT nhiệt 30; CN in 20; CNKT công trình xây dựng 20; CNKT máy tính 20; kinh tế gia đình 20. Điểm xét tuyển bổ sung các ngành bậc CĐ là 10, chỉ tiêu cụ thể gồm: CNKT điện tử truyền thông 50; CNKT điện điện tử 40; CN chế tạo máy 45; CNKT ô tô 35; CN may 50. Thời gian nhận hồ sơ từ 15.8 đến 25.8, trường cho phép TS nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản sao.
Trường ĐH Nông lâm: Điểm chuẩn các ngành bậc ĐH: Các ngành CN chế biến lâm sản, chăn nuôi, nông học, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, CN chế biến thủy sản, sư phạm KT nông nghiệp, CN rau hoa quả và cảnh quan: 13 (A) và 14 (B). Các ngành CNKT cơ khí, CNKT nhiệt, KT điều khiển và tự động hóa, CNKT cơ điện tử, CNKT ô tô: 13; CNTT 13 (A) và 14 (D1); CNKT hóa học 14 (A) và 18 (B); thú y 15 (A) và 16,5 (B); CN thực phẩm 15 (A) và 16,5 (B); CN sinh học 15 (A) và 18 (B); KT môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường 14 (A) và 16 (B); kinh tế, quản lý đất đai 14; quản trị kinh doanh, kế toán 14 (A) và 15 (D1); kinh doanh nông nghiệp 13 (A) và 14 (D1); bản đồ học 13 (A) và 13,5 (D1); ngôn ngữ Anh 18 (môn ngoại ngữ nhân hệ số 2). Điểm chuẩn các ngành tại phân hiệu Gia Lai: nông học, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường, CN thực phẩm, thú y: 13 (A) và 14 (B); kế toán, quản lý đất đai 13 (A) và 13,5 (D1). Điểm chuẩn các ngành tại phân hiệu Ninh Thuận: kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán 13 (A) và 13,5 (D1); quản lý tài nguyên và môi trường 13 (A) và 14 (B).
Trường xét tuyển bổ sung các ngành bậc ĐH với điểm xét bằng điểm chuẩn, chỉ tiêu cụ thể gồm: Các ngành CNKT cơ khí, CN chế biến lâm sản, bản đồ học: mỗi ngành 100 chỉ tiêu. Các ngành CNKT nhiệt, KT điều khiển và tự động hóa, CNKT cơ điện tử, CNKT ô tô, nuôi trồng thủy sản, CN rau hoa quả và cảnh quan, kinh doanh nông nghiệp: mỗi ngành 60 chỉ tiêu. Các ngành CN thông tin, kinh tế mỗi ngành 40 chỉ tiêu; chăn nuôi 30; lâm nghiệp 200; SPKT nông nghiệp 80. Điểm xét các ngành bậc CĐ là 10 (A) và 10,5 (D1), chỉ tiêu cụ thể: quản lý đất đai, kế toán 100; CN thông tin 80; CNKT cơ khí, nuôi trồng thủy sản 60. Điểm xét tuyển tại phân hiệu Gia Lai bằng điểm chuẩn, mỗi ngành 50 chỉ tiêu. Điểm xét tuyển tại phân hiệu Ninh Thuận bằng điểm chuẩn, mỗi ngành 75 chỉ tiêu. Thời gian xét từ 20.8 đến 10.9 và chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản chính.
Trường ĐH Sài Gòn: Điểm chuẩn các ngành bậc ĐH gồm: Thanh nhạc 34; Việt Nam học 17,5 (C) và 16 (D1); ngôn ngữ Anh 17,5; khoa học thư viện 13,5 (A, D1) và 14,5 (B, C); luật 14 (A), 17 (C) và 16 (D1); khoa học môi trường 14 (A) và 15,5 (B); toán ứng dụng 14; CNTT 14 (A) và 15 (A1); KT điện điện tử 13 (A) và 14 (A1); KT điện tử truyền thông 13 (A) và 13,5 (A1); quản lý GD 13,5 (A) và 14 (C, D1); GD mầm non 17,5; GD tiểu học 14,5 (A) và 16 (D1); GD chính trị 14,5 (C) và 13,5 (D1); SP toán học 16,5; SP vật lý 16 (A) và 16,5 (D1); SP hóa học 17,5; SP sinh học 15,5; SP ngữ văn 17; SP lịch sử 16; SP địa lý 16 (A) – 14,5 (A1) và 16,5 (C); SP âm nhạc, SP mỹ thuật 33; SP tiếng Anh 18,5; quản trị kinh doanh 16,5 (A) – 17 (A1) và 18 (D1); tài chính ngân hàng 17 (A) – 17,5 (A1) và 19 (D1); kế toán 16,5 (A) – 17 (A1) và 18 (D1). TS dự thi ngành SP toán không trúng tuyển có điểm từ 15 trở lên được chuyển sang ngành toán ứng dụng; ngành SP tiếng Anh từ 18 điểm được chuyển sang ngôn ngữ Anh; ngành SP hóa học từ 15 điểm được chuyển sang khoa học môi trường; SP vật lý khối A từ 14,5 điểm được chuyển sang CNKT điện tử truyền thông; SP vật lý khối A1 từ 15 được chuyển sang CNKT điện tử truyền thông; SP vật lý khối A từ 13,5 được chuyển sang CNKT điện điện tử; SP vật lý khối A1 từ 14 trở lên được chuyển sang CNKT điện điện tử; SP âm nhạc từ 25,5 được chuyển sang ngành này bậc CĐ; SP mỹ thuật từ 24 trở lên được chuyển sang ngành này bậc CĐ; GD mầm non từ 15,5 được chuyển sang ngành này bậc CĐ. Điểm chuẩn bậc CĐ: GD mầm non 15; SP mỹ thuật 23,5.
Trường xét tuyển bổ sung các ngành bậc ĐH gồm: khoa học thư viện, GD chính trị mỗi ngành 30 chỉ tiêu, điểm xét 14,5 (C) và 13,5 (D1). Xét bổ sung các ngành CĐ bằng điểm sàn, chỉ nhận kết quả thi ĐH, chỉ tiêu cụ thể: Việt Nam học, tiếng Anh, SP tiếng Anh 120; quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán 260; GD tiểu học 250; quản trị văn phòng, thư ký văn phòng 50; CNTT 80; CNKT môi trường 100. Các ngành khoa học thư viện, GD công dân, SP toán học, SPKT công nghiệp, SPKT nông nghiệp, SP kinh tế gia đình, SP ngữ văn 40. Các ngành lưu trữ học, CNKT điện điện tử, CNKT điện tử truyền thông, SP vật lý, SP hóa học, SP sinh học, SP lịch sử, SP địa lý 30. Thời gian nhận hồ sơ từ 21.8 đến 31.8, chỉ nhận bản chính giấy chứng nhận kết quả thi ĐH.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên: Điểm chuẩn không thay đổi so với điểm chuẩn dự kiến đã công bố. Trường xét tuyển bổ sung các ngành bậc ĐH với điểm và chỉ tiêu như sau: vật lý 15 (80); hải dương học 15 (30); khoa học vật liệu 14,5 (30).
Bậc CĐ ngành CNTT xét tuyển 500 chỉ tiêu từ kết quả thi ĐH với mức điểm 10 khối A và A1. TS đăng ký xét tuyển một ngành ĐH khối A và A1 được đăng ký thêm NV vào bậc CĐ ngành CNTT của trường, khi đó TS ghi rõ “nếu không được trúng tuyển NV2 bậc ĐH tôi xin được đăng ký xét tuyển vào bậc CĐ”. Thời gian nhận hồ sơ từ 21.8 đến 5.9, được rút hồ sơ trong các ngày 30 – 31.8 và 4 – 5.9, trường chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản chính.
Trường ĐH Y dược: Chỉ công bố điểm chuẩn diện ngân sách nhà nước, diện đào tạo theo hợp đồng sẽ thông báo sau. Cụ thể các ngành gồm: bác sĩ đa khoa 26,5; bác sĩ răng hàm mặt 26; dược học 25,5; y học cổ truyền 21; y học dự phòng 20; điều dưỡng 20; y tế công cộng 18; xét nghiệm 23; vật lý trị liệu 21; kỹ thuật hình ảnh 21; kỹ thuật phục hình răng 21,5; hộ sinh 16,5; gây mê hồi sức 18.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Điểm chuẩn các ngành bậc ĐH gồm: toán ứng dụng, thống kê, KT điện điện tử, KT điện tử truyền thông, KT điều khiển và tự động hóa, KT xây dựng công trình giao thông 13; khoa học máy tính 14 (A, A1) và 15 (D1); bảo hộ lao động 13 (A) và 14 (B); KT công trình xây dựng, tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh chuyên ngành kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh chuyên ngành quản trị khách sạn, thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang: 16; CNKT môi trường 13 (A) và 14 (B); quy hoạch vùng và đô thị 14; KT hóa học 13 (A) và 15 (B); khoa học môi trường 15; CN sinh học 14 (A) và 15 (B); quan hệ lao động 14; xã hội học 13 (A, A1) – 13,5 (D1) và 14,5 (C); Việt Nam học 13 (A) – 14 (A1, D1) và 14,5 (C); ngôn ngữ Anh 15; ngôn ngữ Trung Quốc, Trung – Anh 14; quản lý thể dục thể thao 16 (T) và 14 (A1, D1). Điểm chuẩn các ngành CĐ gồm: tin học ứng dụng, CNKT điện điện tử, CNKT điện tử truyền thông 10,5; CNKT công trình xây dựng, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh 11; tài chính ngân hàng 12, thiết kế nội thất 17.
Trường xét tuyển bổ sung các ngành ĐH. Các ngành có điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn gồm: toán ứng dụng, thống kê, KT điện điện tử, KT điện tử truyền thông, KT điều khiển và tự động hóa, CNKT môi trường, KT hóa học, khoa học môi trường, CN sinh học, xã hội học, ngôn ngữ Trung Quốc, Trung – Anh, quản lý thể dục thể thao. Các ngành còn lại gồm: khoa học máy tính 16 (A, A1) và 17 (D1); bảo hộ lao động 15 (A) và 16 (B); KT công trình xây dựng 18, KT xây dựng công trình giao thông 15; quy hoạch vùng và đô thị 16; tài chính ngân hàng 18, kế toán 17; quản trị kinh doanh chuyên ngành quản trị khách sạn 17; thiết kế công nghiệp 17; thiết kế thời trang 18. Bậc CĐ xét tuyển tất cả các ngành với điểm xét bằng điểm chuẩn. Điểm chuẩn các môn năng khiếu phải đạt từ 5 điểm trở lên. Khối H trường chỉ xét tuyển các TS thi tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển từ 21.8 đến 5.9, chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản chính.
Trường ĐH Hoa Sen: Các ngành bậc ĐH: ngôn ngữ Anh 19 (môn Anh văn hệ số 2); thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa 18 (môn năng khiếu hệ số 2); toán ứng dụng 17; quản trị khách sạn 15; quản trị kinh doanh, marketing, tài chính – ngân hàng 14; CNKT môi trường (A, A1: 13; B: 14); truyền thông và mạng máy tính, CNTT, hệ thống thông tin quản lý, kinh doanh quốc tế, kế toán, quản trị nguồn nhân lực, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (A, A1: 13; D: 13,5). Bậc CĐ: tiếng Anh 15 (môn Anh văn hệ số 2), các ngành khác (A, A1: 10; D: 10,5).
Trường xét tuyển NV bổ sung ngành quản trị công nghệ truyền thông (A, A1: 13; D: 13,5). Ở bậc CĐ, trường xét tuyển 760 chỉ tiêu NV bổ sung. Ngành quản trị văn phòng: (A, A1: 10; C: 11,5; D: 10,5), các ngành khác bằng với điểm chuẩn NV1.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng: Điểm chuẩn NV1 bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Riêng khối V và khối H là 16, khối T 13 điểm (môn năng khiếu nhân hệ số 2). Trường xét 3.800 chỉ tiêu NV bổ sung cho tất cả các ngành học với điểm sàn bằng với điểm chuẩn NV1.
Trường ĐH Lạc Hồng: Điểm chuẩn NV1 tại bằng điểm sàn. Trường xét 1.200 chỉ tiêu NV bổ sung cho tất cả các ngành.
Trường ĐH Đà Lạt: Trừ các ngành sư phạm, luật, kỹ thuật hạt nhân, các ngành khác có điểm chuẩn bằng điểm sàn. Cụ thể, điểm chuẩn các ngành sư phạm gồm: Ngữ văn 18; lịch sử, tiếng Anh 17; toán học, tin học 15,5; vật lý, hóa học, sinh học 15. Ngành luật 15,5 và kỹ thuật hạt nhân 16,5. TS dự thi ngành kỹ thuật hạt nhân đạt từ 13 – 16 điểm sẽ được tuyển vào ngành vật lý học; ngành luật đạt 15 điểm sẽ vào ngành lịch sử, đạt 14,5 điểm vào ngành Việt Nam học.
Trường CĐ Kinh tế đối ngoại: khối A: 23; khối D1: 20,5.
Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng: CNKT ô tô 16; CNKT cơ khí 15,5; CNKT điện – điện tử, CNTT, CN kỹ thuật cơ điện tử 14,5; CN KT nhiệt (cơ điện lạnh), CN KT điều khiển và tự động hóa 14; CNKT điện tử – truyền thông, kế toán 13,5.
Trường CĐ Giao thông vận tải III: CNKT giao thông (chuyên ngành xây dựng cầu đường bộ), kế toán, tin học ứng dụng, CNKT ô tô, CNKT công trình xây dựng (chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp), quản lý xây dựng (kinh tế xây dựng), quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng 12,5; khai thác vận tải, CNKT vật liệu xây dựng 10. Trường xét tuyển 200 chỉ tiêu từ điểm sàn CĐ trở lên.
Điểm sàn chính thức ĐH: A, A1: 13, B: 14, C: 14,5, D: 13,5 . CĐ: A, A1: 10, B: 11, C: 11,5, D: 10,5 Mức điểm sàn áp dụng đối với đối tượng là học sinh phổ thông, khu vực 3. Mức điểm chênh lệch giữa 2 nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp nhau là 1 và giữa khu vực tuyển sinh kế tiếp nhau là 0,5. Điểm sàn là điểm không nhân hệ số. |
Cạnh tranh gay gắt ở khối B Hôm qua 8.8, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố điểm sàn của kỳ thi ĐH và CĐ. Theo đó điểm sàn khối A, B như năm ngoái; khối C và D tăng lên 0,5 điểm. Theo thống kê của Bộ, với mức điểm sàn năm nay, có khoảng 218.000 TS trúng tuyển. Toàn quốc sẽ còn số chỉ tiêu xét tuyển là 73.800 và số TS đủ điều kiện xét tuyển là 195.200. Cụ thể như sau: Khối A có 110.000 TS trúng tuyển, còn 38.000 chỉ tiêu dành cho xét tuyển. Trong khi đó, số TS có mức điểm đủ điều kiện xét tuyển (gọi là số dư) là 66.500. Như vậy, hệ số chọi (số TS/chỉ tiêu) là 1,8. Khối A1 có 15.000 TS trúng tuyển, số chỉ tiêu dành cho xét tuyển là 10.000, số dư là 11.500. Như vậy, hệ số chọi là 1/1,1. Khối B có 29.500 TS trúng tuyển. Số chỉ tiêu xét tuyển là 5.800, số dư lên tới 60.000. Đây là khối thi có hệ số “chọi” cao nhất (1/11). Khối C có 19.500 TS trúng tuyển, số chỉ tiêu xét tuyển tiếp theo là 5.000, số dư là 13.700. Tỷ số chọi là 1/2,7. Khối D1 có 45.000 TS trúng tuyển, số chỉ tiêu xét tuyển là 15.000, số dư là 43.500. Tỷ số chọi là 1/2,9. Lưu ý khi xét tuyển Theo quy định, TS dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển) nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0), được trường tổ chức thi cấp 2 giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường. TS dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ, nếu không trúng tuyển vào trường CĐ đã dự thi, nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu (điểm sàn theo đề thi CĐ) theo quy định đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0), được trường CĐ tổ chức thi cấp 2 giấy chứng nhận kết quả thi CĐ, có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường. TS sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc hoặc bản sao có công chứng (theo quy định của từng trường) để tham gia đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển của trường. Thời gian xét tuyển được kéo dài đến ngày 31.11. |
Theo Thanh Niên